Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia do cơ quan nào thành lập? Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia gồm bao nhiêu thành viên?
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia do cơ quan nào thành lập?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về nguyên tắc chung về thành lập Ban Kỹ thuật như sau:
Nguyên tắc chung về thành lập Ban Kỹ thuật
Ban Kỹ thuật do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, theo đề nghị của Trưởng Ban kỹ thuật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập Tiểu ban kỹ thuật trực thuộc Ban kỹ thuật.
Ban Kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật được thành lập tương ứng về phạm vi hoạt động, ký hiệu và tên gọi với ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật hiện hành của các tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn mà Việt Nam là thành viên. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể thành lập Ban Kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật không tương ứng với ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập.
Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, theo đề nghị của Trưởng Ban kỹ thuật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập Tiểu ban kỹ thuật trực thuộc Ban kỹ thuật.
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (Hình từ Internet)
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia gồm bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về thành phần Ban Kỹ thuật như sau:
Thành phần Ban kỹ thuật
Ban Kỹ thuật bao gồm các thành viên là các chuyên gia đại diện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia độc lập. Tuỳ theo đặc điểm của từng lĩnh vực tiêu chuẩn, Ban kỹ thuật có phạm vi hoạt động không liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể và các đối tượng khác không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần này.
Ban Kỹ thuật gồm từ bẩy đến mười lăm thành viên, trong đó có Trưởng ban và Thư ký. Trong trường hợp đặc biệt liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn có nội dung phức tạp hoặc phải xây dựng tiêu chuẩn trong thời gian ngắn, số lượng thành viên Ban kỹ thuật có thể nhiều hơn.
Tiểu ban kỹ thuật gồm một số thành viên của Ban kỹ thuật và các chuyên gia bên ngoài Ban kỹ thuật.
Thành viên Ban kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia gồm 07 đến 15 thành viên, trong đó có Trưởng ban và Thư ký.
Trong trường hợp đặc biệt liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn có nội dung phức tạp hoặc phải xây dựng tiêu chuẩn trong thời gian ngắn, số lượng thành viên Ban kỹ thuật có thể nhiều hơn.
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN, có quy định về hoạt động của Ban Kỹ thuật như sau:
Hoạt động của Ban Kỹ thuật
1. Ban kỹ thuật hoạt động trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng TCVN.
b) Biên soạn dự thảo TCVN trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị và dự thảo TCVN trong lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể cho các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Tham gia thẩm định dự thảo TCVN do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng.
d) Tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn khu vực, dự thảo tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan.
đ) Phối hợp với các Ban kỹ thuật khác trong những vấn đề có liên quan (góp ý các dự thảo TCVN, tham khảo ý kiến chuyên môn và các vấn đề khác).
e) Tham gia các hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN và các tiêu chuẩn khác.
g) Tham gia thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng.
h) Tham gia các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật có liên quan thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi được yêu cầu.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng yêu cầu.
2. Tiểu ban kỹ thuật hoạt động trên cơ sở các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi lĩnh vực được Ban kỹ thuật phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất quy hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng TCVN.
- Biên soạn dự thảo TCVN trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị và dự thảo TCVN trong lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể cho các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tham gia thẩm định dự thảo TCVN do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng.
- Tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn khu vực, dự thảo tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan.
- Phối hợp với các Ban kỹ thuật khác trong những vấn đề có liên quan (góp ý các dự thảo TCVN, tham khảo ý kiến chuyên môn và các vấn đề khác).
- Tham gia các hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN và các tiêu chuẩn khác.
- Tham gia thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng.
- Tham gia các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật có liên quan thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khi được yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.