Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện những công việc gì?
Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh do ai quyết định thành lập?
Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Quy định chung
1. Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
a) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác về người cao tuổi.
b) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.
d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
đ) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh không có tài khoản và con dấu riêng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực ghi chức vụ (chức danh) và ký văn bản của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.
Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện những công việc gì?
Nhiệm vụ của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Nhiệm vụ của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
b) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;
c) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;
d) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi. Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Quốc gia người cao tuổi Việt Nam tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
...
Như vậy, Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện những công việc sau đây:
(1) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
(2) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;
(3) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;
(4) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi.
Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Quốc gia người cao tuổi Việt Nam tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-BNV như sau:
Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện
1. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh
a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 01 thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh ban hành.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.