Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất bao nhiêu ngày kể từ khi bầu xong thành viên?

Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì đối với Ban thanh tra nhân dân? Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất bao nhiêu ngày kể từ khi bầu xong thành viên? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Bảo ở Long Thành.

Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất bao nhiêu ngày kể từ khi bầu xong thành viên?

Căn cứ theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 quy định như sau:

TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
...
3. Bầu thành viên Ban TTND
...
3.3. BCH công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban TTND lần thứ nhất:
- Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban TTND phải tổ chức cuộc họp với Ban TTND để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có); ra quyết định công nhận Ban TTND và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết.
- Hướng dẫn bàn giao giữa Ban TTND cũ và mới;
- Hướng dẫn Ban TTND mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.
...

Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức họp Ban thanh tra nhân dân lần thứ nhất chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày bầu xong thành viên Ban thanh tra nhân dân phải tổ chức cuộc họp với Ban thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có); ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp biết.

- Hướng dẫn bàn giao giữa Ban thanh tra nhân dân cũ và mới;

- Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân mới xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.

Ban chấp hành công đoàn cơ sở

Ban chấp hành công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)

Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì đối với Ban thanh tra nhân dân?

Theo Điều 75 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:

Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.
2. Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
3. Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
4. Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
5. Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

Như vậy, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau:

- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu Ban thanh tra nhân dân.

- Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

- Động viên người lao động ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

- Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò gì?

Tại Điều 2 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Vai trò của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở đơn vị sự nghiệp công lập để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đơn vị.

Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân đơn vị sự nghiệp có được quyền kiểm tra sổ sách chứng từ của đơn vị không?
Pháp luật
Có được bầu làm thanh tra trong Ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?
Pháp luật
Nghị định 59/2023/NĐ-CP về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá bao nhiêu người?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Những ai được bầu làm Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Yêu cầu về việc bỏ phiếu bầu thành viên như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các mốc thời gian nào?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo hoạt động định kỳ với ai? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Thanh tra nhân dân
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,659 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Thanh tra nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào