Âu tàu là gì? Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu và có lưu ý gì?

Tôi có thắc mắc là không biết những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu? Có những lưu ý nào khi có phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt xin được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu? Âm hiệu thông báo xin mở âu tàu như thế nào? Câu hỏi của anh H.T (Vũng Tàu).

Âu tàu là gì?

Âu tàu được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa.

Phường tiện ở đây là phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa (theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 giải thích).

Trong đó, đường thủy nội địa được hiểu là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải (khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 giải thích).

Âu tàu

Âu tàu là gì? Âm hiệu thông báo xin mở âu tàu như thế nào? (Hình từ Internet)

Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu?

Những phương tiện thủy nội địa được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu được quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.

Theo quy định trên, những phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ đặc biệt dưới đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:

- Phương tiện chữa cháy;

- Phương tiện cứu nạn;

- Phương tiện hộ đê;

- Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;

- Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.

Lưu ý: Những phương tiện này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, cụ thể:

- Khi cần đổi hướng đi, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải phát âm hiệu điều động phương tiện mà mình đang điều khiển như sau:

+ Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;

+ Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;

+ Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi.

- Ngoài những âm hiệu trên, phương tiện có thể đồng thời phát đèn hiệu như sau:

+ Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;

+ Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;

+ Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện khác không phải những phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ đặc biệt nêu trên khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.

Âm hiệu thông báo xin mở âu tàu như thế nào?

Âm hiệu thông báo được quy định tại Điều 47 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:

Âm hiệu thông báo
Thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu như sau:
1. Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;
2. Năm tiếng ngắn nhanh, liên tiếp là tín hiệu không thể nhường đường;
3. Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;
4. Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;
5. Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;
6. Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;
7. Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;
8. Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;
9. Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.

Theo quy định trên, thuyền trưởng, người lái phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện mà mình đang điều khiển bằng âm hiệu cụ thể trên.

Âm hiệu thông báo xin mở âu tàu là bốn tiếng dài.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,659 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào