Ai có thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, xét xử? Trong thời gian được trích xuất ra khỏi nơi thi hành án thì ai có trách nhiệm quản lý phạm nhân được trích xuất?
Ai có thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, xét xử?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thực hiện trích xuất phạm nhân như sau:
Thực hiện trích xuất phạm nhân
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân phải gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất để yêu cầu người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ra lệnh trích xuất. Khi nhận được yêu cầu trích xuất phạm nhân, người có thẩm quyền phải ra lệnh trích xuất.
2. Thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý.
3. Trường hợp trích xuất phạm nhân để phục vụ yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh hoặc để chăm sóc con của phạm nhân đang ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân phải đưa đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra lệnh trích xuất.
...
Thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện như sau:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý.
Ai có thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, xét xử? (Hình từ Internet)
Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 4 và khoản 5 Điều 40 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
- Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung sau đây:
+ Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
+ Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
+ Mục đích và thời hạn trích xuất;
+ Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);
+ Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
- Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận phạm nhân được trích xuất.
- Trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì bàn giao phạm nhân cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất để cơ quan, người có thẩm quyền nhận phạm nhân trích xuất cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù khi hết thời hạn và ghi sổ theo dõi trích xuất.
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan, người tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất có nhiệm vụ tiếp nhận, áp giải, quản lý phạm nhân và hồ sơ phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.
Trong thời gian được trích xuất ra khỏi nơi thi hành án thì ai có trách nhiệm quản lý phạm nhân được trích xuất?
Căn cứ vào khoản 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 40 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thực hiện trích xuất phạm nhân
...
6. Trường hợp đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho người đó theo quy định của pháp luật trong thời gian trích xuất. Căn cứ lệnh trích xuất, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ nơi cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có yêu cầu phải quản lý phạm nhân được trích xuất theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp không đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt và quản lý phạm nhân đó ngoài thời gian cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất làm việc với phạm nhân.
8. Hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục thi hành án, trừ trường hợp thời hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại quy định tại khoản 5 Điều này; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân.
9. Thời gian trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp phạm nhân đó bỏ trốn trong thời gian được trích xuất.
Việc trích xuất không ảnh hưởng đến việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện của phạm nhân.
Như vậy, việc quản lý phạm nhân trong thời gian được trích xuất thực hiện như sau:
- Trường hợp đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho người đó theo quy định của pháp luật trong thời gian trích xuất.
Căn cứ lệnh trích xuất, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ nơi cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có yêu cầu phải quản lý phạm nhân được trích xuất theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp không đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt và quản lý phạm nhân đó ngoài thời gian cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất làm việc với phạm nhân.
- Khi hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục thi hành án.
Lưu ý: Trừ trường hợp thời hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại quy định tại khoản 5 Điều này; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân.
Quy định về trình tự, thủ tục trích xuất, giao nhận và quản lý phạm nhân được trích xuất được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.