Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng? Các bước thành lập mới Hội đồng quy định như nào?

Xin cho hỏi ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng? Các bước thành lập mới Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng quy định như nào? - Câu hỏi của anh Hiệp (TP. HCM).

Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng?

hoi-dong-quan-ly-don-vi-su-nghiep-cong-lap

Các bước thành lập mới Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng quy định như nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 8 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-BXD năm 2020 quy định như sau:

Thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý; phê duyệt Quy chế hoạt động, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
2. Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý cấp trên của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý; phê duyệt Quy chế hoạt động, bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.

Các bước thành lập mới Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng quy định như nào?

Theo Điều 12 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-BXD năm 2020 quy định các bước thành lập Hội đồng và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý nhiệm kỳ đầu tiên, cụ thể như sau:

Bước 1: Xin chủ trương của Bộ Xây dựng

+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chủ trì hội nghị lãnh đạo đơn vị, gồm: Bí thư cấp ủy cùng cấp; cấp phó của người đứng đầu; Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị để thống nhất Đề án thành lập Hội đồng quản lý của đơn vị, xác định số lượng, cơ cấu, thành phần tham gia Hội đồng quản lý;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo Bộ Xây dựng xin chủ trương thành lập Hội đồng quản lý.

Bước 2: Đề xuất các thành viên tham gia Hội đồng quản lý

Sau khi được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chủ trì cuộc họp cán bộ chủ chốt của đơn vị để giới thiệu, đề xuất các thành viên tham gia Hội đồng quản lý với các nội dung sau:

+ Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho viên chức trong đơn vị;

+ Đề nghị cơ quan trực tiếp quản lý đơn vị cử đại diện tham gia hội đồng;

+ Xác định thành viên bên ngoài không phải viên chức, cán bộ quản lý cơ hữu của đơn vị;

+ Trường hợp phương án nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác phải thực hiện theo quy chế về điều động, bổ nhiệm cán bộ của Bộ Xây dựng.

Đơn vị tổng hợp hồ sơ đề xuất và danh sách dự kiến (có số dư) tham gia Hội đồng quản lý trình Bộ Xây dựng phê duyệt.

Bước 3: Bầu Hội đồng quản lý, Chủ tịch hội đồng quản lý

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về danh sách thành viên của Hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị tổ chức hội nghị để bầu Hội đồng quản lý và Chủ tịch hội đồng, gồm các nội dung sau:

+ Thành phần tham gia hội nghị: cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên; đại diện cơ quan chủ quản đơn vị; đại diện cơ quan, đơn vị cử người tham gia Hội đồng quản lý; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp. Mời đại diện Vụ Tổ chức cán bộ tham dự;

+ Thành phần Ban kiểm phiếu gồm 03 người do chủ trì hội nghị đề xuất và thông qua các thành viên tham gia hội nghị bằng biểu quyết;

+ Thành viên Hội đồng quản lý được bầu từ danh sách dự kiến đã được Bộ phê duyệt thông qua bỏ phiếu kín lấy từ cao xuống thấp và phải được trên 50% tổng số thành viên trong hội nghị đồng ý;

+ Căn cứ vào điều kiện tiêu chuẩn Chủ tịch hội đồng, Hội đồng quản lý họp phiên đầu tiên bầu Chủ tịch hội đồng trong danh sách thành viên theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý dự họp biểu quyết tán thành.

Bước 4: Quyết định thành lập Hội đồng quản lý và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý

+ Trên cơ sở nghị quyết của cuộc họp bầu Hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị hoàn thiện hồ sơ và có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập Hội đồng quản lý và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý;

+ Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định hồ sơ và báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định thành lập Hội đồng quản lý và quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Tổ chức công bố quyết định.

+ Chủ trì: Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì;

+ Thành phần tham gia: Ban lãnh đạo đơn vị; Trưởng các phòng, ban và tương đương của đơn vị; Bí thư cấp ủy cùng cấp, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên và các thành viên Hội đồng quản lý;

+ Nội dung: Công bố Quyết định thành lập Hội đồng quản lý và Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý.

Bước 6: Hội đồng quản lý bầu Thư ký hội đồng

+ Chủ tịch Hội đồng quản lý giới thiệu một trong số các thành viên của Hội đồng quản lý vào vị trí Thư ký hội đồng và bổ nhiệm khi được Hội đồng quản lý thông qua với trên 50% tổng số thành viên tán thành.

+ Thư ký hội đồng không kiêm nhiệm là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, thành lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý nhiệm kỳ đầu tiên được thực hiện theo 06 bước như trên.

Yêu cầu đối với số lần họp của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-BXD năm 2020 quy định như sau:

Chế độ hoạt động của Hội đồng quản lý
1. Họp Hội đồng quản lý:
a) Hội đồng quản lý họp ít nhất 03 tháng một lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng quản lý hoặc có đề nghị của Chủ tịch hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.
b) Việc tổ chức cuộc họp:
- Cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có 2/3 số thành viên hội đồng tham dự;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các phiên họp của Hội đồng quản lý.
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng quản lý đồng ý. Trường hợp có ý kiến trái ngược nhau mà số phiếu biểu quyết ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Các cuộc họp phải ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của các thành viên dự họp. Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Chủ tịch Hội đồng quản lý ký ban hành nghị quyết, gửi đến các thành viên Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp.

Theo đó, yêu cầu đối với số lần họp của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng là tối thiểu 03 tháng một lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng quản lý hoặc có đề nghị của Chủ tịch hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biên chế suốt đời là gì? 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời? Nội dung hợp đồng làm việc của viên chức?
Pháp luật
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Chi tiết đất xây dựng công trình sự nghiệp từ ngày 01/8/2024 gồm những loại đất nào tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Hình thức cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập? Xử lý số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện mỗi năm bao nhiêu lần?
Pháp luật
Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng từ 9/9/2024 trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có cần phải xác định giá trị hay không?
Pháp luật
Quy định về số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập từ 01/9/2024 theo Nghị định 83/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Toàn văn Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần lập bảng chuyển đổi số liệu nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
669 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào