Ai có quyền quyết định chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam? Tổng công ty thực hiện chuyển đổi sở hữu theo những hình thức nào?

Xin hỏi, ai có quyền quyết định chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam? Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện chuyển đổi sở hữu theo những hình thức nào? Câu hỏi của chị M.D ở Bình Dương.

Ai có quyền quyết định chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
2. Quyết định đầu tư vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
3. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
4. Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
5. Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải sau khi co ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
6. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
7. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

đường sắt 2

Chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)

Báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là trách nhiệm của ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, giám sát việc sử dụng các quỹ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
2. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
3. Xây dựng dự thảo, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và các lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định.
5. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng công ty.
...

Như vậy, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là trách nhiệm của Hội đồng thành viên.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện chuyển đổi sở hữu theo những hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại theo các hình thức được quy định như sau:
a) Thực hiện chuyển đổi sở hữu theo các hình thức sau đây: Cổ phần hóa; bán toàn bộ doanh nghiệp; Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức sau đây: Hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp; giải thể, phá sản doanh nghiệp.
2. Khi có quyết định chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành chuyển đổi theo trình tự, thủ tục của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.

Theo đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện chuyển đổi sở hữu theo các hình thức được quy định như sau:

- Cổ phần hóa;

- Bán toàn bộ doanh nghiệp;

- Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Khi có quyết định chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành chuyển đổi theo trình tự, thủ tục của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

741 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào