23 tháng Chạp có phải là ngày lễ cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán không? Cá nhân đốt vàng mã khi tham gia lễ hội không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Tết đến xuân về việc cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán là một hoạt động hằng năm. Vậy tôi muốn hỏi rằng cúng ông táo chính xác là ngày nào và việc đốt vàng mã khi tham gia lễ hội không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của M.T (TP.HCM).

23 tháng Chạp có phải là ngày lễ cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán trong năm không? Việc cá nhân đốt vàng mã khi tham gia lễ hội không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo tập tục của người Việt, các gia đình tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.

Đây là một phong tục tập quán có từ xa xưa và được truyền lại từ nhiều đời nhằm cầu mong cho một năm mới thật bình an và thuận lợi.

Vì thế Lễ cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán sẽ được tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp.

Khi tham gia Lễ cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán nếu có hoạt là đốt vàng mã hay còn gọi là "giấy tiền vàng bạc" mà không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt hành chính như sau:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...

Như vậy, việc cá nhân đốt vàng mã khi tham gia lễ hội không đúng nơi quy định có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Lễ cúng ông táo trước tết Nguyên Đán

Lễ cúng ông táo trước tết Nguyên Đán (Hình từ Internet)

Cá nhân khi tham gia lễ hội cúng ông táo đốt vàng mã không đúng nơi quy định mà gây hỏa hoạn có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc đốt vàng mã của cá nhân khi tham gia lễ hội cúng ông táo không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính và nếu kèm theo việc gây hỏa hoạn (hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người khác) thì căn cứ vào tính chất mức độ thiệt hại mà có thể xử lý hình sự.

Ví dụ về tài sản của người khác nếu gây ra hỏa hoạn làm thiệt hại đến tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng sẽ bị xử lý hình sự.

Về con người nếu không may xảy ra chết người thì cũng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người thì nên lựa chọn nơi đốt vàng mã sao cho an toàn.

Trong ngày lễ cúng ông táo trước Tết Nguyên Đán đốt vàng mã ở đâu thì mới đúng quy định pháp luật?

Việc hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, cụ thể:

Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Từ đó có thể hiểu rằng nhà ở hoặc khu dân cư trong quá trình đốt cũng phải chọn vị trí thoáng mát không được đốt gần các nguồn nguy hại như "vải, giấy, các vật liệu dễ bắt lửa" đồng thời phải quan sát và dập đám lửa sau khi đốt xong để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.

Về việc nếu ở nhà chung cư thì cũng phải đốt đúng khu vực quy định và tuân thủ nghiêm các quy định về PCCC của chung cư, không đốt vàng mã trong chung cư. Hoặc ở những nơi lễ hội mang tính tập trung đông người thì phải đốt vàng mã đúng khu vực được quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

788 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào