Yêu cầu về trình độ của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng là gì?

Cho tôi hỏi người giữ chức vụ Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào? Câu hỏi của anh H.V.B (Long An).

Yêu cầu về trình độ của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT.

Kiến thức bổ trợ

Đáp ứng chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Điều kiện đảm nhiệm chức danh của thuyền viên theo quy định của Bộ GTVT.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Điềm tĩnh, cẩn thận.

- Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.

Các yêu cầu khác

Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị, của cơ quan.

Yêu cầu về trình độ của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng là gì?

Yêu cầu về trình độ của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)

Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện những công việc gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính phải thực hiện những công việc như sau:

STT

Nhiệm vụ, Mảng công việc

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

2.1

Nhiệm vụ

Thuyền phó thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ GTVT; là người giúp việc thuyền trưởng, thực hiện những nhiệm vụ chính như sau:

- Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.

- Lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca.

- Kiểm tra điều kiện an toàn của công chức, viên chức, thiết bị xếp dỡ trên phương tiện trước khi khởi hành; đề nghị thuyền trưởng từ chối khởi hành chuyến đi nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện an toàn của công chức, viên chức, thiết bị xếp dỡ trên phương tiện.

- Cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị khởi hành, nếu có thiếu sót phải khắc phục và báo cáo thuyền trưởng.

- Phụ trách việc tổ chức phục vụ, hướng dẫn lên, xuống phương tiện, đi lại trên phương tiện và sắp xếp đúng chỗ ngồi, chỗ nằm theo quy định để bảo vệ an toàn cho phương tiện, tài sản trên phương tiện và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

- Trực tiếp phụ trách một ca làm việc. Trực tiếp điều khiển phương tiện khi được phân công.

- Thay thế thuyền trưởng quản lý phương tiện khi thuyền trưởng vắng mặt; thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng giao.

- Chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy.

2. Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn đường thủy, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Phương tiện được quản lý, điều động an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa.

+ Tình trạng của phương tiện gồm vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị, thuyền viên luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ công tác.

+ Sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách.

- Kịp thời báo cáo đầy đủ về sự cố đường thủy.

2.2

Phối hợp

Phối hợp với đồng nghiệp trong đơn vị, trong cơ quan đảm bảo công tác đưa đón người đi làm việc an toàn, đảm bảo yêu cầu công tác.

Theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia.

2.3

Thực hiện việc học tập, hội nghị, họp

Được cử đi học tập, bồi dưỡng. Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác (theo phân công).

Tiếp thu, trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức; triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp.

2.4

Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao.


Hoàn thành theo yêu cầu công việc được giao.

Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có quyền gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

- Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định.

- Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc.

- Được quyền có ý kiến đề xuất không cho phương tiện đi làm nhiệm vụ nếu xét thấy điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan, đơn vị.

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan.

Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có mối quan hệ như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Thuyền phó trong cơ quan, tổ chức hành chính có mối quan hệ như sau:

Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Thuyền trưởng.

Thuyền viên được bố trí định biên trên phương tiện công vụ.

Công chức, viên chức cơ quan.

Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Công chức, viên chức trong cơ quan.

Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ.

Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào