Yêu cầu về khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến lối đi làm việc chung phía dưới?
Đối với các thiết bị nâng chế tạo thì hồ sơ kĩ thuật gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 1.4 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:
1.4. Hồ sơ kỹ thuật
1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo hoặc trang bị lại dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
1. Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng.
2. Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
4. Bản vẽ các kết cấu kim loại.
5. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp.
6. Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;
7. Qui trình kiểm tra và thử tải.
8. Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
1.4.2. Khi sử dụng các kết cấu kim loại, các chi tiết, các cơ cấu và thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa cũng như việc áp dụng các quy trình công nghệ nhiệt luyện và các tính toán theo tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, thì không yêu cầu phải duyệt riêng.
1.4.3 .Khi sửa đổi các thiết bị nâng trong trường hợp hoán cải hoặc sửa chữa, hồ sơ kỹ thuật trình duyệt phải phù hợp với những thay đổi đó theo yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
1.4.4. Khi kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng chế tạo theo bản thiết kế không được cơ quan có thẩm quyền duyệt và trong các trường hợp riêng biệt khác thì khối lượng các hồ sơ kỹ thuật cần thiết nêu ở 1.4.1 có thể được giảm bớt nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...
Như vậy, hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo gồm:
- Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng.
- Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
- Bản vẽ các kết cấu kim loại.
- Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp.
- Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;
- Quy trình kiểm tra và thử tải.
- Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
Yêu cầu về khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến lối đi làm việc chung phía dưới? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến lối đi làm việc chung phía dưới?
Căn cứ theo tiểu mục 1.5.2 Mục 1.5 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:
1.5.2. Các yêu cầu an toàn về kết cấu
1.5.2.1. Khoảng trống
1.5.2.1.1. Tất cả các bộ phận chuyển động của thiết bị nâng, ngoại trừ thiết bị vận hành và ngoạm, xúc hàng ở vị trí bất lợi nhất và ở trong những điều kiện chịu tải bất lợi nhất của chúng phải cách các vật cố định tối thiểu là 0,05 m, cách lan can bảo vệ hoặc tay vịn tối thiểu là 0,1 m và cách các lối đi tối thiểu là 0,5m.
1.5.2.1.2. Khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến lối đi làm việc chung phía dưới (đến sàn cũng như đến các thiết bị cố định hoặc chuyển động của nhà xưởng, ngoại trừ các sàn làm việc hoặc bảo dưỡng hoặc tương tự) phải không nhỏ hơn 1,8 m, đến các bộ phận của các thiết bị cố định hoặc chuyển động có các lối đi được hạn chế (như vòm lò, các bộ phận máy, các thiết bị nâng di chuyển ở dưới...) cũng như lan can bảo vệ phải không nhỏ hơn 0,5 m.
1.5.2.1.3. Khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến các bộ phận cố định hoặc chuyển động phía trên (nghĩa là giữa phần kết cấu của tời hoặc lan can và dầm nhà xưởng, các đường ống, các thiết bị nâng chạy trên đường chạy khác phía trên ...) phải không nhỏ hơn 0,5 m ở các sàn bảo dưỡng và các vùng lân cận. Khoảng cách này có thể được giảm tới 0,1m trong trường hợp các bộ phận kết cấu đặc biệt, với điều kiện không gây nguy hiểm cho người hoặc có những cảnh báo thích hợp để loại trừ các rủi ro có thể xảy ra.
1.5.2.2. Kết cấu kim loại
1.5.2.2.1. Độ dày nhỏ nhất của các kết cấu kim loại chịu tải có đường đi đến để kiểm tra, bảo dưỡng được mọi phía và của các kết cấu bố trí trong các khoang kín phải không được nhỏ hơn 4 mm. Độ dầy của các kết cấu có dạng hộp không có đường đi vào để kiểm tra và bảo dưỡng phía trong phải được lấy không nhỏ hơn 6mm.
1.5.2.2.2. Bu lông và đinh tán trong các mối ghép của các kết cấu chịu tải phải có đường kính không nhỏ hơn 14 mm. Độ dày giới hạn của các kết cấu lắp ghép với nhau không được lớn hơn 5 lần đường kính bu lông hoặc đinh tán.
...
Như vậy, khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị nâng đến lối đi làm việc chung phía dưới phải không nhỏ hơn 1,8 m, đến các bộ phận của các thiết bị cố định hoặc chuyển động có các lối đi được hạn chế phải không nhỏ hơn 0,5 m.
Thiết bị nâng được phân nhóm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2.1 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:
2.1. Phân nhóm và tải trọng tác dụng lên các kết cấu, cơ cấu của thiết bị nâng
2.1.1. Phân nhóm các thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành
2.1.1.1. Phương pháp phân nhóm chung
Trong thiết kế thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng; với mục đích này việc phân nhóm được thực hiện như sau:
- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.
Việc phân nhóm này được căn cứ theo:
- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;
- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.
...
Như vậy, phân nhóm thiết bị nâng gồm 3 phương pháp phân nhóm chung gồm:
- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.