Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 được áp dụng phụ cấp lưu động trong trường hợp nào?
- Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường gồm các chức danh nghề nghiệp nào?
- Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 được áp dụng phụ cấp lưu động trong trường hợp nào?
- Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 có nhiệm vụ gì?
- Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường gồm các chức danh nghề nghiệp nào?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường gồm các chức danh nghề nghiệp là:
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2;
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3;
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 4.
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 được áp dụng phụ cấp lưu động trong trường hợp nào?
Theo Điều 1 Thông tư 41/2014/TT-BTNMT quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động và phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức (kể cả những người trong thời gian tập sự, thử việc) quan trắc tài nguyên môi trường; điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Ngoài ra theo Điều 2 Thông tư 41/2014/TT-BTNMT quy định:
Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng
1. Phụ cấp trách nhiệm công việc
Áp dụng hệ số 0,2 mức lương cơ sở đối với:
a) Trưởng nhóm (hoặc tổ trưởng) quan trắc tài nguyên môi trường.
b) Đội trưởng (hoặc tổ trưởng) đội khoan tài nguyên nước.
c) Đội trưởng (hoặc tổ trưởng) tổ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Phụ cấp lưu động
Áp dụng hệ số 0,4 mức lương cơ sở đối với viên chức trực tiếp quan trắc tài nguyên môi trường; thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Áp dụng hệ số 0,1 mức lương cơ sở đối với:
a) Viên chức trực tiếp quan trắc tài nguyên môi trường.
b) Viên chức trực tiếp làm công việc phân tích mẫu cơ lý đất, cơ lý đá, cơ lý nước; đo địa vật lý về tài nguyên nước.
Theo đó viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 được áp dụng phụ cấp lưu động trong trường hợp trực tiếp quan trắc tài nguyên môi trường hoặc thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 được áp dụng phụ cấp lưu động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định:
Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.05.13
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì thực hiện các ca hoặc chương trình quan trắc theo đúng quy chuẩn kỹ thuật;
b) Chủ trì và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình quan trắc; lập tiến độ kế hoạch chi tiết triển khai chương trình;
c) Hướng dẫn, đào tạo cho viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường ở hạng thấp hơn trong xây dựng, báo cáo và triển khai thực hiện quan trắc theo đúng quy chuẩn kỹ thuật;
d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đề án, chương trình quan trắc cấp bộ, ngành;
đ) Chủ trì hoặc trực tiếp lập các báo cáo quan trắc; xây dựng đề tài, dự án về quan trắc tài nguyên môi trường có tính chất phức tạp;
e) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường ở hạng thấp hơn trong việc triển khai thực hiện quan trắc;
g) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường từ hạng tương đương trở xuống.
...
Theo đó viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 có nhiệm vụ như sau:
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 có nhiệm vụ chủ trì thực hiện các ca hoặc chương trình quan trắc theo đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Chủ trì và tổ chức việc thực hiện các đề án, chương trình quan trắc; lập tiến độ kế hoạch chi tiết triển khai chương trình;
- Thực hiện hướng dẫn, đào tạo cho viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường ở hạng thấp hơn trong xây dựng, báo cáo và triển khai thực hiện quan trắc theo đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Tiến hành chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đề án, chương trình quan trắc cấp bộ, ngành;
- Chủ trì hoặc trực tiếp tham gia lập các báo cáo quan trắc; xây dựng đề tài, dự án về quan trắc tài nguyên môi trường có tính chất phức tạp;
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường ở hạng thấp hơn trong việc triển khai thực hiện quan trắc;
- Ngoài ra Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 còn có nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường từ hạng tương đương trở xuống.
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) quy định Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Có kỹ năng chuyên sâu trong hoạt động quan trắc;
- Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quan trắc và kỹ thuật sử dụng trang thiết bị quan trắc, an toàn lao động;
- Có khả năng tổ chức, quản lý kỹ thuật, triển khai chương trình quan trắc và lập báo cáo quan trắc thành phần tài nguyên và môi trường;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quan trắc tài nguyên môi trường;
- Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ về quan trắc trong nước và quốc tế;
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.