Từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng áp dụng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?

Sắp tới, đối tượng áp dụng chế độ thai sản sẽ được mở rộng như thế nào?

Từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng áp dụng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025). Có thể thấy, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mở rộng thêm đối tượng áp dụng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc từ 1/7/2025 như sau:

Thứ nhất, đối với người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

- Định nghĩa người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn rộng hơn. Bao gồm trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

- Bổ sung thêm đối tượng:

+ Viên chức quốc phòng

+ Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 có hưởng tiền lương hoặc không hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;

+ Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ.

- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí.

Thứ hai, đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung thêm đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;

- Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng áp dụng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?

Từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng áp dụng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc như thế nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay, người lao động được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, hiện nay người lao động được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sau:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Lưu ý: Đối với từng trường hợp hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH bắt buộc.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng.

Do đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày là: 2.340.000 x 30% = 702.000 đồng/ngày.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào