Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội do ai quản lý? Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội do ai quản lý?

Tại khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
...

Theo quy định trên thì người lao động sẽ tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Việc để người lao động tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội sẽ giúp họ dễ dàng theo dõi thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động cũng có thể tự kiểm tra thông tin ghi trên sổ bảo hiểm xã hội của mình.

Trong trường hợp thông tin sai có thể thông báo lại với người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH để kịp thời xử lý sớm tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động sau này.

Người lao động tự giữ sổ sẽ tự bảo quản sổ nguyên vẹn và sạch sẽ tránh làm ảnh hưởng đến thông tin ghi trong sổ. Trong trường hợp làm mất có thể liên hệ cơ quan BHXH để được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm.

Hiện nay, tại một số công ty người lao động có thể ủy quyền cho công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội để dễ dàng quản lý và thực hiện các thủ tục giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)

Tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...

Theo đó, mã số BHXH được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.

Đồng thời, tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định như sau:

Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội
1. Bìa sổ BHXH: trang 1 và trang 4 nền màu xanh nhạt; trang 2 và trang 3 nền màu trắng.
...
1.3. Nội dung in sẵn trên phôi bìa sổ.
a) Trang 1:
- Trên cùng in dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” mầu đen bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Tiếp dưới in dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” màu đen bằng chữ in thường, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
- Tiếp dưới in biểu tượng BHXH màu xanh cô ban, đường kính 30 mm.
- Tiếp dưới in chữ “SỔ” màu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiếp dưới in dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI” mầu đen, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 25, kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiếp dưới là ô trống màu trắng, kích thước 30 mm x 100 mm, để ghi họ tên, số sổ và số lần cấp sổ BHXH (từ lần thứ hai trở đi nếu có) của người tham gia.
- Tiếp dưới là biểu tượng hoa văn trang trí.
- Bên ngoài có khung viền nét đôi màu đen.
...

Theo đó, một cách đơn giản để tra cứu số BHXH là sử dụng sổ bảo hiểm xã hội. Ngay trên tờ bìa sổ, một dãy số gồm 10 ký tự ở phần mã số, ngay dưới tên của người tham gia chính là mã số BHXH.

Hiện nay việc giữ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội do người có sổ tự quản lý được quy định. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể kiểm tra các thông tin trực tiếp ghi trên sổ bảo hiểm xã hội của mình như: tra mã bảo hiểm xã hội, quá trình đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm tại công ty cũ, cơ quan BHXH tham gia...

Tuy nhiên điểm hạn chế của cách tra cứu số BHXH trên sổ bảo hiểm xã hội là chỉ cập nhật đến thời điểm chốt sổ gần nhất của người lao động mà không thể hiện được quá trình đóng bảo hiểm xã hội hiện tại. Bên cạnh đó, tính bảo mật của phương pháp này không cao và ai cầm sổ cũng có thể xem được thông tin ghi trên sổ.

Người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ thiệt thòi như thế nào?

Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ không được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào