Toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức được cập nhật mới nhất?

Cho tôi hỏi toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương của công chức gồm những văn bản nào ạ? Câu hỏi của anh T.T (Bình Thuận).

Toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức được cập nhật mới nhất?

Sau đây là một số văn bản về cải cách tiền lương của công chức mà công chức có thể tham khảo:

STT

Văn bản

Cơ quan ban hành

Nội dung chính

1

Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Ban Chấp hành Trung ương

- Bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương

- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo (02 bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và 03 bảng lương cho lực lượng vũ trang);

- Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương; gộp nhiều phụ cấp và ban hành phụ cấp mới

2

Nghị quyết 107/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27 về chính sách tiền lương

Chính phủ

Giao Bộ Nội vụ:

- Xây dựng Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn và tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới,...

3

Nghị quyết 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Chính phủ

- Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường

- Giao cho Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới trong giai đoạn 2021 - 2025

4

Thông báo 119/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Tài chính

Văn phòng Chính phủ

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2022 (hiện tại văn bản này không còn phù hợp nhưng có thể mang giá trị tham khảo)

5

Thông tư 61/2021/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành


Bộ Tài chính

Hướng dẫn nguồn để cải cách tiền lương:

- Các bộ, cơ quan trung ương:

+ Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có);

+ Sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021

- Địa phương:

+ Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện…

6

Quyết định 1012/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Thủ tướng Chính phủ

- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thay vì Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước).

- Phó trưởng ban thường trực thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay vì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam…

7

Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công

Nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo

8

Nghị quyết 23/2021/QH15 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025

Quốc hội

Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022.

Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép.

9

Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội

Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

2. Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

10

Nghị quyết 104/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Quốc hội

- Từ 01/01/2024 - 30/6/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023.

- Từ 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Tải toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức được cập nhật mới nhất: TẢI VỀ

Xem thêm:

01 bảng lương mới từ 01/7/2024 của 03 đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo xây dựng mức lương cơ bản như thế nào?

03 bảng lương mới từ 01/7/2024 xây dựng cho 07 đối tượng nào trong lực lượng vũ trang?

Toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức cần lưu ý?

Toàn bộ văn bản về cải cách tiền lương công chức cần lưu ý?

Mức lương cơ sở để tính lương công chức, viên chức hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.

Sau cải cách tiền lương 2024 có tiếp tục tăng lương cho cán bộ công chức hay không?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó sau cải cách tiền lương 2024 sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu như sau:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Như mục tiêu cụ thể được đề ra theo Nghị quyết 27 đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Toàn bộ 02 bảng lương mới của CBCCVC theo Nghị quyết 27 được khi nào tiến hành?
Lao động tiền lương
Tiếp tục tăng tiền lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cho đến khi nào?
Lao động tiền lương
Nội dung triển khai Kết luận 83 về cải cách tiền lương theo QĐ 918 ngày 27/8 thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức có Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương ban hành ngày 27/8 cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Trước 04/2025 cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang tại Kỳ họp thứ 9 được hoàn thiện Báo cáo Quốc hội có đúng không?
Lao động tiền lương
Quyết định 918: Cải cách tiền lương phải cơ cấu lại CBCCVC, ảnh hưởng ra sao, thực hiện khi nào?
Lao động tiền lương
Công điện 85 ngày 2/9: Năm 2025, thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước phải triển khai như thế nào?
Lao động tiền lương
Bộ Chính trị yêu cầu điều chỉnh bảng lương khu vực công sau 2 năm để thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Lao động tiền lương
Thay thế 07 bảng lương hiện hành sau 02 năm theo yêu cầu của Bộ Chính trị để trình trung ương như thế nào?
Lao động tiền lương
Sơ kết Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương vào 2026 trình Trung ương xem xét, quyết định ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cải cách tiền lương
11,357 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về lương cơ sở 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào