Tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch Kế toán viên cao cấp hiện nay thay đổi như thế nào?
Mã số ngạch của Kế toán viên cao cấp?
Căn cứ Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, cụ thể:
- Kế toán viên cao cấp . Mã số ngạch: 06.029
- Kế toán viên chính. Mã số ngạch: 06.030
- Kế toán viên. Mã số ngạch: 06.031
- Kế toán viên trung cấp. Mã số ngạch: 06.032
Theo đó, mã số ngạch của Kế toán viên cao cấp là 06.029.
Tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch Kế toán viên cao cấp hiện nay thay đổi như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch Kế toán viên cao cấp hiện nay thay đổi như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Kế toán viên cao cấp, cụ thể như sau:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Theo đó, tiêu chuẩn về lý luận chính trị đối với Kế toán viên cao cấp là phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Đối chiếu với quy định cũ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 77/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 01/01/2020 - 18/07/2022) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Kế toán viên cao cấp, cụ thể như sau:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Theo đó, kể từ ngày 18/07/2022, Thông tư 29/2022/TT-BTC đã bỏ quy định có bằng cử nhân chính trị là đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch Kế toán viên cao cấp.
Cụ thể hiện nay yêu cầu Kế toán viên cao cấp phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền (điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC).
Kế toán viên cao cấp có chức trách và nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC thì Kế toán viên cao cấp có chức trách và nhiệm vụ như sau:
- Chức trách
Kế toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
- Nhiệm vụ
+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;
+ Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
+ Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán;
+ Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán;
+ Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.