Thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Phiếu lý lịch cho người lao động nước ngoài là gì?
- Thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1?
- Phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là bao nhiêu?
- Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất hiện nay?
Phiếu lý lịch cho người lao động nước ngoài là gì?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp được hiểu là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Mục đích của việc Phiếu lý lịch tư pháp nhằm:
- Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Bên cạnh đó, đây còn là phần hồ sơ quan trọng để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Thủ tục đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì người lao động nước ngoài có yêu cầu sẽ được cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Theo Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:
Bước 1: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền.
Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Hộ chiếu của người được cấp;
- Trường hợp cá nhân uỷ quyền thì cần có thêm văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1?
Căn cứ pháp lý tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy, nếu bạn đang sống ở TPHCM thì bạn sẽ đến Sở Tư pháp TPHCM để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là bao nhiêu?
Theo Điều 10 Luật lý lịch tư pháp 2009 được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC có quy định cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp phí với mức như sau:
- Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất hiện nay?
Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân nhận ủy quyền là Mẫu số 04/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân nhận ủy quyền:
Tải Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất 2023: Tải về.