Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần phải thử nghiệm những gì?

Cho tôi hỏi phải kiểm tra về vấn đề gì khi thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng? Câu hỏi của anh P.L.P (An Giang).

Việc thử nghiệm mẫu các thiết bị an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) cần đáp ứng yêu cầu chung nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1.2 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:

Yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm
5.1 Yêu cầu chung đối với thử nghiệm mẫu các thiết bị an toàn
...
5.1.2 Yêu cầu chung
5.1.2.1 Tiêu chuẩn này giả định đơn vị thử nghiệm sẽ đảm nhận cả việc thử nghiệm và chứng nhận. Tổ chức được phê duyệt có thể thuộc một nhà sản xuất có hệ thống đảm bảo chất lượng đầy đủ đã được phê duyệt. Trong những trường hợp nhất định, đơn vị thử nghiệm và tổ chức cấp giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu có thể khác nhau. Trong những trường hợp này, các thủ tục hành chính có thể khác với quy định trong tiêu chuẩn này.
5.1.2.2 Quá trình thử nghiệm mẫu phải được thực hiện bởi nhà sản xuất thiết bị hoặc đại diện được ủy quyền của họ và tiến hành tại đơn vị thử nghiệm đã được công nhận.
5.1.2.3 Việc gửi mẫu thử nghiệm phải được sự thống nhất giữa đơn vị thử nghiệm và bên yêu cầu thử nghiệm.
5.1.2.4 Bên yêu cầu thử nghiệm có thể tham dự các thử nghiệm.
5.1.2.5 Nếu đơn vị thử nghiệm được giao toàn bộ việc thử nghiệm cho một thiết bị yêu cầu phải có chứng nhận thử mẫu mà không có đủ các phương tiện cần thiết để thực hiện việc thử nghiệm hoặc kiểm tra cụ thể nào đó, họ có nhiệm vụ thực hiện các công việc này ở các đơn vị thử nghiệm khác sau khi có sự đồng ý của bên yêu cầu thử nghiệm.
5.1.2.6 Độ chính xác của các dụng cụ đo cho phép thực hiện các phép đo có độ sai lệch như sau, trừ khi có yêu cầu cụ thể khác:
a) ± 1 % đối với khối lượng, lực, khoảng cách, tốc độ;
b) ± 2 % đối với gia tốc, gia tốc hãm;
c) ± 5 % đối với điện áp, dòng điện;
d) ± 5 % đối với nhiệt độ;
e) thiết bị ghi nhận số liệu phải có khả năng phát hiện các tín hiệu thay đổi trong khoảng thời gian 0,01 s;
f) ± 2,5 % đối với lưu lượng;
g) ± 1 % đối với áp suất P ≤ 200 kPa;
h) ± 5 % đối với áp suất P > 200 kPa.

Như vậy, việc thử nghiệm mẫu các thiết bị an toàn theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.

Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì phải thử nghiệm những gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2.2 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu:

5.2 Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng
...
5.2.2 Kiểm tra và thử nghiệm
...
5.2.2.2 Thử nghiệm cơ khí
5.2.2.2.1 Yêu cầu chung
Việc thử nghiệm này nhằm kiểm tra độ bền của các bộ phận khóa bằng cơ khí và điện trong thiết bị khóa cửa.
Mẫu thiết bị khóa ở vị trí hoạt động bình thường phải được điều khiển bởi thiết bị vẫn thường dùng để vận hành chúng.
Mẫu phải được bôi trơn theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị.
Khi có nhiều phương tiện khả thi để điều khiển và có nhiều vị trí hoạt động, việc thử nghiệm độ bền phải được thực hiện cho trường hợp bất lợi nhất khi xét về lực tác động lên các bộ phận của thiết bị.
Số lượng chu kỳ hoàn chỉnh của quá trình vận hành và hành trình của các bộ phận trong thiết bị khóa phải được ghi lại bằng các bộ đếm cơ hoặc điện.
5.2.2.2.2 Thử nghiệm độ bền
Thiết bị khóa phải chịu được 1 000 000 (± 1 %) chu kỳ hoàn chỉnh; một chu kỳ gồm chuyển động khóa, mở với hành trình hoàn chỉnh nhất có thể có theo cả hai chiều.
Chuyển động của thiết bị phải êm, không giật, và với mức 60 (± 10 %) chu kỳ trong một phút.
Trong quá trình thử nghiệm độ bền, các tiếp điểm điện của khóa phải đóng mạch trở kháng ứng với điện áp danh định và dòng gấp hai lần dòng danh định.
Nếu thiết bị khóa được trang bị thiết bị kiểm tra cơ khí để kiểm soát chốt khóa hoặc vị trí của móc khóa thì thiết bị này phải chịu được thử nghiệm độ bền với 100 000 (± 1 %) chu kỳ.
Chuyển động của thiết bị phải êm, không giật, và với mức 60 (± 10 %) chu kỳ trong một phút.
5.2.2.2.3 Thử nghiệm tĩnh
Với các thiết bị khóa cửa trang bị cho cửa bản lề, việc thử nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian 300 s dưới tác dụng của lực tăng dần đến khi đạt độ lớn 3000 N.
Lực này phải đặt theo chiều mở cửa và tại vị trí xa nhất có thể tương ứng với khi người dùng cố gắng mở cửa. Lực có độ lớn 1000 N được sử dụng khi thử với thiết bị khóa trang bị cho cửa trượt.
5.2.2.2.4 Thử nghiệm động
Thiết bị khóa, khi đang ở trạng thái khóa, sẽ được thử nghiệm va đập tác động theo chiều mở cửa.
Sự va đập tương ứng với lực tác động do vật rắn nặng 4 kg rơi tự do từ độ cao 0,50 m.
5.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá cho thử nghiệm cơ khí
Sau thử nghiệm độ bền (5.2.2.2.2), thử nghiệm tĩnh (5.2.2.2.3) và thử nghiệm động (5.2.2.2.4), thiết bị phải không bị mòn, biến dạng hoặc gãy, vốn là những yếu tố có thể ảnh hưởng bất lợi đến độ an toàn.
5.2.2.4 Thử nghiệm về điện
5.2.2.4.1 Thử nghiệm độ bền của tiếp điểm
Thử nghiệm này được bao gồm trong phần thử nghiệm độ bền trình bày trong 5.2.2.2.2.
5.2.2.4.2 Thử nghiệm khả năng ngắt mạch
5.2.2.4.2.1 Yêu cầu chung
Thử nghiệm này được thực hiện sau khi thực hiện thử nghiệm về độ bền. Thử nghiệm sẽ kiểm tra xem khả năng ngắt mạch có hoạt động tốt không. Thử nghiệm này phải tuân thủ theo quy trình nêu trong TCVN 6592-4-1 (EN 60947-4-1) và EN 60947-5-1, giá trị của dòng điện và điện áp danh định làm cơ sở cho thử nghiệm là các giá trị được quy định bởi nhà sản xuất thiết bị.
Nếu không có quy định khác, giá trị danh định lấy như sau:
a) dòng xoay chiều: 230 V, 2 A;
b) dòng một chiều: 200 V, 2 A;
Nếu không có yêu cầu ngược lại, khả năng ngắt mạch được kiểm tra cho cả dòng xoay chiều và một chiều.
Thử nghiệm được tiến hành với thiết bị khóa đang ở trạng thái hoạt động. Nếu nhiều trạng thái đều được phép thì việc thử nghiệm được tiến hành cho trạng thái bất lợi nhất.
Mẫu thử được cung cấp bao gồm cả vỏ và được đi dây như khi chúng được sử dụng bình thường.
5.2.2.4.2.2 Các thiết bị khóa sử dụng điện xoay chiều phải mở và đóng mạch điện có điện áp bằng 110 % điện áp danh định trong 50 lần, với tốc độ bình thường, và trong khoảng thời gian 5 s đến 10 s. Tiếp điểm phải được giữ ở trạng thái đóng trong ít nhất 0,5 s.
Mạch điện phải có cuộn cảm và điện trở mắc nối tiếp. Hệ số công suất phải đạt 0,7 ± 0,05 và dòng thử nghiệm bằng 11 lần so với dòng danh định do nhà sản xuất thiết bị chỉ định.
5.2.2.4.2.3 Các thiết bị khóa sử dụng điện một chiều phải mở và đóng mạch điện có điện áp bằng 110 % điện áp danh định trong 20 lần, với tốc độ bình thường, và trong khoảng thời gian 5 s đến 10 s. Các công tắc phải được giữ ở trạng thái đóng trong ít nhất 0,5 s.
Mạch điện phải có cuộn cảm và điện trở mắc nối tiếp với giá trị sao cho dòng điện đạt 95 % giá trị ổn định của dòng điện thử nghiệm trong thời gian 300 ms.
Dòng điện thử nghiệm có giá trị bằng 110 % so với dòng danh định do nhà sản xuất thiết bị quy định.
5.2.2.4.2.4 Thử nghiệm được xem như đạt yêu cầu nếu không gây ra hiện tượng phóng điện hoặc hồ quang điện và không xuất hiện các hư hỏng làm ảnh hưởng đến sự an toàn.
5.2.2.4.3 Thử nghiệm khả năng chống rò điện
Thử nghiệm này phải tuân thủ theo quy trình nêu trong EN 60112. Các cực điện phải nối với nguồn xoay chiều hình sin 175 V, 50 Hz.
5.2.2.4.4 Kiểm tra khe hở và khoảng cách phóng điện.
Khe hở và khoảng cách phóng điện phải tuân thủ theo các yêu cầu trong các tiêu chuẩn có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này, ví dụ TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.11.2.2.4.
5.2.2.4.5 Kiểm tra các yêu cầu dành riêng cho công tắc an toàn và cách tiếp cận chúng.
Việc kiểm tra cần lưu ý tới vị trí lắp đặt và sự bố trí phù hợp của thiết bị khóa.
...

Như vậy, khi thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần thử nghiệm thông tin sau:

- Thử nghiệm cơ khí;

- Thử nghiệm về điện.

Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần phải thử nghiệm những gì?

Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần phải thử nghiệm những gì? (Hình từ Internet)

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?

Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:

Phụ lục A

(quy định)

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu

Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.

GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU

Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................

Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................

1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................

2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................

.............................................................................................................................................

3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................

4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................

5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................

.............................................................................................................................................

6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................

7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................

8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................

9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...

.............................................................................................................................................

10 Thông tin khác...................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................

Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................

(Chữ ký)................................................................................................................................

Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây

Lắp đặt thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn về tính năng cần đạt được sau khi thử tính chịu lửa của cửa tầng theo TCVN 6396-58:2010 như nào?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ khống chế vượt tốc của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm mẫu thiết bị bảo vệ cabin di chuyển không định trước gồm những quy trình nào?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ giảm chấn của thang máy theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Lao động tiền lương
Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì cần phải thử nghiệm những gì?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ hãm tức thời của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Quy trình thử nghiệm bộ hãm êm của thang máy theo TCVN 6396-50:2017?
Lao động tiền lương
Thử nghiệm mẫu thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng thì phải kiểm tra những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lắp đặt thang máy
161 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lắp đặt thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lắp đặt thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào