Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tối thiểu là bao nhiêu?
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tối thiểu hằng năm là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm đó:
a) Có bài nghiên cứu pháp luật công chứng và pháp luật có liên quan đến công chứng đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết hoặc tham gia viết sách, giáo trình về công chứng đã được xuất bản;
b) Tham gia giảng dạy về công chứng tại Học viện Tư pháp; giảng bài tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thực hiện;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng ở nước ngoài;
d) Là báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này do Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tổ chức. Trường hợp công chứng viên không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm quy định tại điểm d khoản này thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho công chứng viên, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
Theo đó, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tối thiểu là bao nhiêu?
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Theo đó, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
- Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 01/2021/TT-BTP, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có những trách nhiệm sau:
- Trách nhiệm của Hội công chứng viên, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Học viện Tư pháp gồm:
+ Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
+ Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
+ Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng;
+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
+ Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
- Trách nhiệm của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam gồm:
+ Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
+ Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
+ Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng;
+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
+ Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
+ Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
+ Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
+ Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.