Thiết bị rung để phá ruột của thiết bị đúc phải được trang bị những gì?

Cho tôi hỏi phải trang bị những gì cho thiết bị rung để phá ruột của thiết bị đúc? Câu hỏi của anh N.T.H (Khánh Hòa).

Bộ phận điều khiển của thiết bị đúc phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn đối với kết cấu của thiết bị đúc (TBĐ).
Các yêu cầu an toàn có tính đến đặc thù riêng về kết cấu và điều kiện sử dụng TBĐ được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn của dạng TBĐ cụ thể.
1. Yêu cầu chung về an toàn.
1.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với TBĐ phải phù hợp với TCVN 2290 - 78 và tiêu chuẩn này.
1.2. Yêu cầu đối với rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu.
1.2.1. Bộ phận dẫn động, phần di động và chuyển động của TBĐ ở đó có người qua lại phải có rào che chắn phù hợp với TCVN 4717-1989.
1.2.2. Trang thiết bị đúc phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng quá tải bất ngờ và sự chuyển dịch các bộ phận di động quá phạm vi quy định, khả năng tăng áp (hơi, khí, nước) và dòng điện quá mức.
1.2.3. TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
1.2.4. Bua ke chứa hỗn hợp, máng đỉnh, phễu chất liệu v.v… phải có bộ phận ngăn ngừa sự bám dính của vật liệu làm khuôn.
1.2.5. TBĐ có khối lượng trên 20 kg phải có bu lông móc hoặc vấu đặc biệt hoặc lỗ ở máy hoặc các loại gá khác để định vị chắc khi vận chuyển.
1.3. Yêu cầu đối với bộ phận điều khiển.
1.3.1. Khi thiết kế bàn điều khiển, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.
1.3.2. Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.
1.3.3. Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.
1.3.4 Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
...

Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị đúc thì phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bộ phận điều khiển như sau:

- Khi thiết kế bàn điều khiển, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.

- Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.

- Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.

- Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.

Thiết bị rung để phá ruột của thiết bị đúc phải được trang bị những gì?

Thiết bị rung để phá ruột của thiết bị đúc phải được trang bị những gì? (Hình từ Internet)

Thiết bị rung để phá ruột của thiết bị đúc phải được trang bị những gì?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục tham khảo tại TCVN 5636:1991 có nêu về thiết bị phá khuôn và ruột như sau:

3. Thiết bị phá khuôn và ruột
3.1. Sàng phá khuôn.
3.1.1. Bộ kích thích rung của sàng phá khuôn phải được che kín. Bộ phận làm mát cân bằng phải được gắn chặt vào trục của bộ kích thích sàng.
3.1.2. Sàng phá khuôn phải có chụp nối với hệ thống thông gió.
3.1.3. Thiết bị rung để phá ruột phải được trang bị các panen thông gió cục bộ ở mặt cạnh phía trên và dưới mặt sàng.
3.2. Buồng làm sạch bằng nước có cát và nước có bột mài áp lực thấp phải có ống nối với hệ thống thông gió của phân xưởng.
3.3. Buồng thủy lực để tách ruột khỏi vật đúc và làm sạch khỏi hỗn hợp làm khuôn.
3.3.1. Vị trí làm việc của người công nhân phải ở ngoài buồng, không cho phép mở cửa buồng khi buồng đang làm việc.
3.2.2. Buồng phải có:
Ống để nối với hệ thống thông gió của phân xưởng;
Gá chuyên dùng để quay vật đúc. Bảng điều khiển các gá được bố trí bên ngoài buồng;
Cửa quan sát được che bằng thủy tinh cùng với bộ phận làm sạch thủy tinh được cơ khí hóa.
3.3.3. Thiết bị phun thủy lực được gắn trên tường của buồng làm sạch và có cơ cấu giảm chấn động.
Ống dẫn nước áp lực cao của máy phun thủy lực phải được ngăn cách với người phục vụ.
3.3.4. Bơm được đặt trong buồng riêng có tín hiệu hai chiều với buồng làm việc.
...

Như vậy, thiết bị rung để phá ruột phải được trang bị các panen thông gió cục bộ ở mặt cạnh phía trên và dưới mặt sàng.

Các phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc?

Căn cứ theo tiểu mục Mục 2 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:

2. Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn.
2.1. Yêu cầu đặc trưng để tiến hành đo độ rung phải được quy định trong tiêu chuẩn đối với dạng TBĐ cụ thể.
2.2. Phương pháp xác định đặc tính tiếng ồn của TBĐ theo TCVN 151-79.
2.3. Kiểm tra độ chiếu sáng ở vị trí làm việc theo TCVN 2063-77; TCVN 3743-83.
2.4. Kiểm tra hệ thống thông gió ở các khu vực làm việc theo TCVN 3288-79.

Như vậy, phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc sẽ gồm 4 phương pháp như trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào