Thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản đối với trường hợp thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh gồm những giấy tờ gì?

Thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản là một trong các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
2. Trường hợp thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ hoặc con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể hiện thông tin con chết;
b) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của lao động nữ sinh con có thể hiện thông tin con chết;
c) Bản sao giấy báo tử của con;
d) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Như vậy, trường hợp thai chết trong khi chuyển dạ mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ là một trong các giấy tờ sau đây:

- Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể hiện thông tin con chết;

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của lao động nữ sinh con có thể hiện thông tin con chết;

- Bản sao giấy báo tử của con;

- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp con chết trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì?

Thai chết trong khi chuyển dạ nhưng chưa được cấp giấy chứng sinh thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Mức trợ cấp thai sản khi thai chết trong khi chuyển dạ từ 01/7/2025 là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về trợ cấp thai sản như sau:

Trợ cấp thai sản
1. Mức trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.
Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này. Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Như vậy, mức trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng cho mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong khi chuyển dạ.

Người lao động cung cấp sai thông tin tài khoản hưởng chế độ thai sản thì xử lý thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH, chi trả chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
2. Trách nhiệm của Bộ phận KHTC
2.1. Tiếp nhận Danh sách C70a-HD, C70b-HD từ Bộ phận Chế độ BHXH; tiếp nhận Thông báo C12-TS từ Bộ phận Thu.
2.2. Chi trả
2.2.1. Chuyển kinh phí cho đơn vị SDLĐ để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân theo Danh sách C70a-HD.
a) Căn cứ Danh sách C70a-HD, thực hiện chuyển số tiền trợ cấp của người lao động không đăng ký tài khoản tiền gửi.
Ngay sau khi chuyển tiền vào tài khoản đơn vị SDLĐ, Hệ thống tự động gửi đến từng người tin nhắn thông báo về việc cơ quan BHXH đã chuyển tiền trợ cấp về đơn vị.
b) Hướng dẫn đơn vị SDLĐ tổ chức chi trả cho người lao động theo đúng quy định; trường hợp sau khi đơn vị SDLĐ tổ chức chi trả mà có người hưởng chưa nhận thì trong vòng 01 tháng kể từ khi nhận được kinh phí do cơ quan BHXH chuyển sang, hướng dẫn đơn vị lập Danh sách 6-CBH và chuyển lại cơ quan BHXH (Bộ phận KHTC) kèm theo số tiền người lao động chưa nhận; theo dõi, quản lý công tác chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, đảm bảo số tiền chưa chi trả hết phải được chuyển về cơ quan BHXH.
c) Tiếp nhận để theo dõi, quản lý số người, số tiền người hưởng chưa lĩnh theo Danh sách 6-CBH.
2.2.2. Chi trực tiếp cho người lao động
a) Chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân: Căn cứ Danh sách C70a-HD, Danh sách C70b-HD, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản, nếu đúng thực hiện chuyển số tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân người lao động; thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân; tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động.
...

Như vậy, người lao động cung cấp sai thông tin tài khoản hưởng chế độ thai sản thì xử lý như sau:

- Thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân;

- Tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào