Mức hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cơ chế mới từ 01/7/2024 phải không?
Vì sao lại bỏ mức lương cơ sở khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Căn cứ theo Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung cải cách về việc thay đổi mức lương cơ sở, cụ thể:
3. Nội dung cải cách
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ bãi bỏ lương cơ sở cùng hệ số lương. Vì theo theo tình hình và nguyên nhân được đề cập tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho rằng quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
Xem thêm:
Mức hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cơ chế mới từ 01/7/2024 phải không?
Mức hưởng lương hưu sẽ được xác định theo cơ chế mới từ 01/7/2024 phải không?
Vừa qua, nêu ý kiến tại thảo luận tổ về cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ 1-7-2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra lưu ý lương hưu khi cải cách tiền lương trong đó có nội dung về tiền lương hưu 2024 như sau:
Khi cải cách tiền lương cũng cần phải xem xét đến lương cho người nghỉ hưu và đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Bộ trưởng, hiện lương hưu được chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính lương của người nghỉ hưu thế nào. Những người đang hưởng lương hưu có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không, nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?
Đồng thời, theo quy định pháp luật hiện hành trường hợp áp dụng cách tính lương hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội) tương ứng hàng năm.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014,Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.
Theo như phân tích ở trên thì khi cải cách tiền lương sẽ thực hiện bỏ lương cơ sở lúc này mức lương hưu thấp nhất nhận được cũng sẽ thay đổi việc thay đổi này theo tinh thần Nghị quyết 27 nhằm bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Đồng thời, Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất.
Lý do cần cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương như sau:
+ Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
+ Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
+ Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
+ Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
+ Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
+ Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
+ Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
+ Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
+ Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.