Tăng lương hưu lên ít nhất 15% cho CBCCVC từ 1/7/2024 trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi tăng lương hưu lên ít nhất 15% cho CBCCVC sau cải cách tiền lương trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị P.K (Bình Dương)

Tăng lương hưu lên ít nhất 15% cho CBCCVC từ 1/7/2024 trong trong trường hợp nào?

Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.

Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15/2 vừa qua, phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm thông tin về việc cải cách tiền lương sắp tới như sau:

Năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu để người hưởng lương hưu không bị thiệt thòi khi cải cách.

Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu tăng mức lương của cán bộ công chức viên chức 23,5% thì phải tăng lương hưu ít nhất là 15%.

Xem chi tiết tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cai-cach-tien-luong-phai-di-doi-voi-dieu-chinh-luong-huu-119240215175647894.htm

Như vậy, cán bộ công chức viên chức sẽ được tăng lương hưu lên ít nhất 15% nếu mức lương của cán bộ công chức viên chức tăng lên 23,5%.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cũng cho biết:

Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Có 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.

Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù thì công chức viên chức sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Theo Nghị quyết 27 có quy định về việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho công chức viên chức, cần tính toán tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.

Tức là cách tính lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết 27 bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.

Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cai-cach-tien-luong-luong-vien-chuc-giao-duc-y-te-tang-cao-hon-so-voi-mat-bang-chung-119240211101323593.htm

Từ những thông tin trên và theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.

Do đó, cán bộ công chức viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng như những đối tượng cán bộ công chức viên chức còn lại trong khu vực công.

>>> Bảng lương mới của 09 đối tượng nào được tăng thêm một khoản thu nhập từ 1/7/2024?

>>> 02 bảng lương mới CBCCVC từ 1/7/2024 áp dụng 08 khoản phụ cấp nào?

>>> 134.284 cán bộ công chức sẽ có tiền lương mới từ 1/7/2024 thấp hơn so với trước cải cách có đúng không?

>>> Tăng lương hưu giáo viên tiểu học lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 có đúng không?

>>> Không tăng lương hưu lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 cho gần 7% CBCCVC trên cả nước có đúng không?

>>> Tiền lương mới tăng lên 32% từ 1/7/2024 so với thu nhập của người lao động cho 02 đối tượng viên chức nào?

Tăng lương hưu lên ít nhất 15% cho CBCCVC từ 1/7/2024 trong trường hợp nào?

Tăng lương hưu lên ít nhất 15% cho CBCCVC từ 1/7/2024 trong trường hợp nào?

Bảng lương mới 2024 được xây dựng như thế nào?

Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Tại tiết 3.1, tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định rõ sẽ xây dựng 5 bảng lương mới 2024 sau cải cách tiền lương áp dụng cho các đối tượng sau:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.

+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu?

Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.

Tải đầy đủ bảng lương công chức viên chức áp dụng đến hết ngày 30/6/2024 Tại đây.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào