Tăng 11,2% chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023? Công nhân CDHĐLĐ có trả nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái tăng 11,2% đúng không? Công nhân chấm dứt HĐLĐ có trả nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?

Tăng 11,2% chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023?

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì sản xuất công nghiệp tháng 7 duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung bảy tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2024 ước tính tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,0%.

Tính chung bảy tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 1,2%), đóng góp 8,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,4%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%), làm giảm 0,9 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất bảy tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,5%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 17,3%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 17,2%; khai thác quặng kim loại tăng 15,0%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13,0%; sản xuất kim loại tăng 12,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,5%; dệt và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí cùng tăng 12,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 2,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,8%; khai thác than cứng và than non giảm 1,3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp bảy tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Như vậy chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2024: TẢI VỀ.

Tăng 11,2% chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023? Công nhân chấm dứt HĐLĐ có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp hay không?

Tăng 11,2% chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023? (Hình từ Internet)

Người lao động có được tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp không?

Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định thì chuyên gia, người lao động được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với chuyên gia, NLĐ là người Việt Nam thì thực hiện tạm trú, lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

+ Đối với chuyên gia, NLĐ là người nước ngoài thì thực hiện tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Cơ sở lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp; bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

- Đối với trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, NLĐ được phép lưu trú ở doanh nghiệp, ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định sau đây:

+ Đối với chuyên gia, người lao động là người Việt Nam được phép lưu trú ở doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về cư trú;

+ Đối với chuyên gia, NLĐ là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định.

Công nhân chấm dứt hợp đồng lao động có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp hay không?

Căn cứ theo Điều 100 Luật Nhà ở 2023 quy định về nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp như sau:

Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
1. Nguyên tắc cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp bao gồm:
a) Cá nhân là công nhân trong khu công nghiệp chỉ được thuê 01 nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trong cùng thời điểm và không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng thuê;
b) Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người thuê nhà phải bàn giao lại nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cho bên cho thuê;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp chỉ được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để cho cá nhân là công nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mình thuê lại.
2. Bên cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp chịu trách nhiệm cho thuê đúng đối tượng cá nhân là công nhân trong khu công nghiệp.
3. Việc quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê và quản lý, sử dụng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.

Theo đó, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động công nhân nghỉ việc thì người thuê nhà phải bàn giao lại nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cho bên cho thuê.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào