Tăng 10,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 07 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ đúng không?

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 07 tháng đầu năm 2024 tăng 10,9% so với cùng kỳ đúng không?

Tăng 10,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 07 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ đúng không?

Theo Mục 1 Nghị quyết 122/NQ-CP năm 2024 quy định:

I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2024 và 07 tháng năm 2024
...
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 07 tháng tăng 4,12%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; điều hành tỷ giá, tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thu ngân sách nhà nước 07 tháng ước đạt 69,8% dự toán năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh đã thực thi các chính sách giảm, giãn, hoãn, miễn thuế, phí, tiền sử dụng đất...; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép. Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, tính chung 07 tháng tăng 17,1%, ước xuất siêu 14,08 tỷ đô la Mỹ (USD). Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 07 tháng đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ và chất lượng được nâng lên với vốn đăng ký điều chỉnh tăng 19,4%.
...

Theo đó tính chung 07 tháng, đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo động lực phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của năm 2024. Trong đó tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 07 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 18 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 07 tháng đầu năm 2024 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023 và chất lượng được nâng lên với vốn đăng ký điều chỉnh tăng 19,4%.

Tăng 10,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 07 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ đúng không?

Tăng 10,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 07 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ đúng không? (Hình từ Internet)

FDI có tác động tới mức lương tối thiểu người lao động không?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, FDI cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam. Vì vậy khi FDI tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp,...

Do đó FDI gián tiếp tác động đến sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 thì người sử dụng lao động phải rà soát lại chế độ trả lương như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định thì khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%;

Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào