Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt như thế nào?

Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là bao lâu? Hành vi sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực thì cá nhân hay tổ chức sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Toàn (Đà Nẵng).

Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
...
2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

Theo đó, giấy phép hoạt động dịch vụ việc có thời hạn tối đa là 60 tháng.

Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt như thế nào?

Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm.
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
...

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định người có hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 45 - 60 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 90 - 120 triệu đồng (mức phạt tổ chức).

Ngoài ra, buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực không?

Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...

Đối với xử phạt hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện nhưng do mức xử phạt đối với hành vi này lớn hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.

Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt đối người có hành vi sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hiệu lực.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào