Quy mô công trình thay đổi thì có cần trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất không?
Quy mô công trình thay đổi thì có cần trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất không?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trả lại giấy phép, tạm dừng hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
3. Tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Trường hợp chủ giấy phép đề nghị tạm dừng hiệu lực giấy phép thì việc tạm dừng chỉ được xem xét khi thời gian đề nghị tạm dừng tối thiểu 30 ngày liên tục và chỉ được xem xét tạm dừng tối đa 2 lần trong thời gian hiệu lực của giấy phép đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị tạm dừng hiệu lực giấy phép phải nộp trước thời điểm đề nghị tạm dừng thăm dò ít nhất 15 ngày;
b) Trường hợp cơ quan cấp phép tạm dừng giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất 15 ngày.
...
Theo đó, giấy phép thăm dò nước dưới đất đã được cấp nhưng quy mô công trình thay đổi dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép trả lại giấy phép đã được cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi được cấp giấy phép mới.
Quy mô công trình thay đổi thì có cần trả lại giấy phép thăm dò nước dưới đất không? (Hình từ Internet)
Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị đình chỉ hiệu lực trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
c) Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
d) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
đ) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá 3 tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá 12 tháng đối với giấy phép khai thác tài nguyên nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Theo đó, Giấy phép thăm dò nước dưới đất bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
- Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
- Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
- Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân trong quá trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thăm dò nước dưới đất
1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác của công trình vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác, chủ đầu tư phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, trừ các trường hợp khai thác nước dưới đất không phải cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của Nghị định này.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
...
Theo đó, trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
- Không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
- Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.