Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?

Hiện nay có những ngạch công chức nào? Đã giới hạn tỷ lệ ngạch công chức theo quy định mới nhất ra sao?

Hiện nay có những ngạch công chức nào?

Tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:

Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên.
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Theo đó, hiện nay có những ngạch công chức sau đây:

- Chuyên viên cao cấp và tương đương;

- Chuyên viên chính và tương đương;

- Chuyên viên và tương đương;

- Cán sự và tương đương;

- Nhân viên.

- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?

Quy định mới nhất về giới hạn tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024, cụ thể ra sao?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV, tỷ lệ ngạch công chức được xác định như sau:

(1) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ

a. Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:

- Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 40%;

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ phần trăm (%) các ngạch còn lại.

b. Đối với tổ chức thuộc, trực thuộc tổng cục:

- Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc tổng cục

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 30%;

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;

+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

- Đối với tổ chức trực thuộc tổng cục được tổ chức tại địa phương theo ngành dọc

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;

+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

(2) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

b. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương:

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

(3) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Công chức của các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm.

(4) Tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức khác

Đối với các cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của Đảng, của pháp luật, được cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức nhưng không thuộc đối tượng tại Mục (1), (2), (3) thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định áp dụng tỷ lệ % ngạch công chức quy định tại Mục (1), (2), (3) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.

Tải Phụ lục số 01 về số lượng, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính ở Trung Ương: Tại đây

Tải Phụ lục số 02 về cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính ở địa phương: Tại đây

Tải Phụ lục số 3 về cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức: Tại đây

Ngạch công chức là gì?

Tại khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
...

Theo đó, ngạch công chức là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào