Phó trưởng tàu khách phải có bao nhiêu năm đảm nhiệm chức danh trưởng tàu hàng?
Phó trưởng tàu khách phải có bao nhiêu năm đảm nhiệm chức danh trưởng tàu hàng?
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;
d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn do doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn tổ chức.
Như vậy, phó trưởng tàu hàng phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng.
Phó trưởng tàu khách phải có bao nhiêu năm đảm nhiệm chức danh trưởng tàu hàng? (Hình từ Internet)
Phó trưởng tàu khách đảm nhận những nhiệm vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn
..
2. Nhiệm vụ:
a) Đảm bảo chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;
b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;
c) Khi tàu qua ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải bắt tàu dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;
d) Làm tín hiệu cho tàu chạy khi đảm bảo các điều kiện an toàn;
đ) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;
e) Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;
g) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện theo phân công của trưởng tàu khách;
h) Trường hợp nhiều đoàn tàu khách ghép thành một đoàn tàu khách thì phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của tàu cuối cùng là phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của đoàn tàu ghép.
Như vậy, nhiệm vụ của phó trưởng tàu khách bao gồm những công việc sau:
- Đảm bảo chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;
- Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;
- Phải xác nhận tàu nguyên vẹn khi tàu qua ga và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu.
Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải bắt tàu dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;
- Làm tín hiệu cho tàu chạy khi đảm bảo các điều kiện an toàn;
- Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;
- Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;
- Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện theo phân công của trưởng tàu khách;
- Trường hợp nhiều đoàn tàu khách ghép thành một đoàn tàu khách thì phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của tàu cuối cùng là phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của đoàn tàu ghép.
Phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn có quyền từ chối cho tàu chạy khi nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn
...
3. Quyền hạn:
a) Từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu;
b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu.
Theo đó, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn có quyền từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu. Bên cạnh đó, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn còn có quyền từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu.