Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là mẫu nào?
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là mẫu nào?
Hiện nay, quy định pháp luật không quy định mẫu chuẩn Phiếu tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông (hay còn gọi là Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông).
Tuy nhiên, có thể tham khảo ví dụ về Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được ghi nhận tại Biểu mẫu 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Tải gợi ý mẫu Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông: Tại đây
Xem thêm:
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là mẫu nào?
Tiêu chuẩn để lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán là gì?
Tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
Theo đó, giáo viên phổ thông cốt cán được lựa chọn theo những tiêu chuẩn sau:
- Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT phải đạt mức tốt;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;
+ Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
+ Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;
+ Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông phải được báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo vào thời điểm nào?
Tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này theo thẩm quyền; cập nhật, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền dựa trên kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Theo đó, Sở giáo dục và đào tạo báo cáo phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá giáo viên phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.