OPEC là gì? OPEC có ảnh hưởng kinh tế và mức lương của người lao động Việt Nam hay không?

Hiện nay OPEC là tổ chức gì? OPEC có ảnh hưởng kinh tế và mức lương của người lao động Việt Nam hay không?

OPEC là gì?

OPEC là cụm từ viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries (dịch theo tiếng Việt là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Hiện nay, mục tiêu chính thức của tổ chức OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới.

OPEC được thành lập tại hội nghị Baghdad được tổ chức từ ngày 10-14 tháng 9 năm 1960, bao gồm 05 quốc gia thành viên: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia and Venezuela.

Các thành viên của OPEC chiếm khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

OPEC là gì? OPEC có ảnh hưởng kinh tế và mức lương của người lao động Việt Nam hay không?

OPEC là gì? OPEC có ảnh hưởng kinh tế và mức lương của người lao động Việt Nam hay không?

OPEC có ảnh hưởng kinh tế và mức lương của người lao động Việt Nam hay không?

OPEC có ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Việt Nam, chủ yếu thông qua biến động giá dầu. Khi OPEC quyết định cắt giảm hoặc tăng sản lượng dầu, giá dầu trên thị trường thế giới sẽ thay đổi theo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu dầu của Việt Nam, từ đó tác động đến giá xăng dầu trong nước và chi phí sản xuất của nhiều ngành công nghiệp.

Ví dụ, khi giá dầu tăng, chi phí vận chuyển và sản xuất cũng tăng, dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng theo, gây áp lực lạm phát. Ngược lại, khi giá dầu giảm, chi phí sản xuất và vận chuyển giảm, giúp giảm áp lực lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Có thể thấy giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế,...do đó khi OPEC tác động lên giá xăng dầu và điều này ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam thì nó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động để phù hợp với nền kinh tế - xã hội.

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng công ty bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào