Ở miền Tây, tỉnh nào có nhiều TP nhất? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh này là bao nhiêu?
Ở miền Tây, tỉnh nào có nhiều TP nhất?
Hiện nay, miền Tây gồm có 13 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Và 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất ở miền Tây là:
- Kiên Giang: TP. Rạch Giá, TP. Hà Tiên và TP. Phú Quốc.
- Đồng Tháp: TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc và TP. Hồng Ngự.
Ở miền Tây, tỉnh nào có nhiều TP nhất? Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh này là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp là bao nhiêu?
Tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Kiên Giang
- Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.410.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng/giờ.
- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 3.860.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng/giờ.
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Kiên Giang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 3.450.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng/giờ.
Đồng Tháp
Các thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 3.860.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng/giờ.
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Tháp áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 3.450.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng/giờ.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh Kiên Giang là:
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.410.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng cao nhất của tỉnh Đồng tháp là:
+ Đối với mức lương tối thiểu tháng : 3.860.000 đồng/tháng
+ Đối với mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng/giờ.
Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.