Nhược thị là gì? Người lao động có con bị nhược thị có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không?

Nhược thị là bệnh gì? Có con bị nhược thị thì người lao động có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau để dẫn con đi điều trị không?

Nhược thị là gì?

Nhược thị còn được gọi là mắt lười, là tình trạng suy giảm thị lực ở một mắt do sự phát triển thị giác bất thường trong giai đoạn đầu đời. Điều này xảy ra khi não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bị ảnh hưởng truyền đến, khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt.

Nguyên nhân của nhược thị:

- Mất cân bằng cơ mắt: Sự mất cân bằng trong các cơ định vị mắt có thể làm cho mắt nhìn chéo vào trong hoặc quay ra ngoài, ngăn cản chúng hoạt động cùng nhau.

- Khác biệt về độ sắc nét của thị lực: Sự khác biệt đáng kể về độ sắc nét của thị lực giữa hai mắt, thường do các vấn đề khúc xạ như viễn thị, cận thị hoặc loạn thị.

- Các vấn đề khác với một bên mắt: Các vấn đề như đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí mắt, hoặc sẹo giác mạc có thể cản trở tầm nhìn rõ ràng ở một mắt.

Triệu chứng của nhược thị:

- Mắt nhìn vào trong hoặc ra ngoài.

- Hai mắt không hoạt động đồng bộ với nhau.

- Nhận thức chiều sâu kém.

- Nheo mắt hoặc nhắm một mắt.

- Nghiêng đầu khi nhìn.

Nhược thị thường phát triển từ độ tuổi sơ sinh cho đến năm trẻ 7 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em. Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để tránh mất thị lực vĩnh viễn.

Thông tin mang tính chất tham khảo

Nhược thị là gì? Người lao động có con bị nhược thị có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không?

Nhược thị là gì? Người lao động có con bị nhược thị có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không? (Hình từ Internet)

Người lao động có con bị nhược thị có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không?

Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy khi người lao động có con bị nhược thị và được cơ sở y tế xác nhận thì thơi gian nghỉ được xác định như sau:

- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.

- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.

Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.

Mức hưởng chế độ ốm đau khi con ốm được quy định như thế nào?

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động khi con ốm được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Do đó, tùy theo số ngày nghỉ chăm con ốm của bạn, mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng, nếu mức hưởng trợ cấp ốm đau tính theo ngày thì một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào