Những tỉnh nào sẽ sáp nhập trong thời gian tới? Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?

Thời gian tới những tỉnh nào sẽ sáp nhập? Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?

Những tỉnh nào sẽ sáp nhập trong thời gian tới?

Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau lần sáp nhập gần nhất vào năm 2008, khi tỉnh Hà Tây về với Hà Nội thì đến nay chưa có tỉnh nào sáp nhập tiếp theo.

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2023 do Chính phủ ban hành có nhắc tới nội dung:

Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương;…

Như vậy, thí điểm sáp nhập tỉnh là một chủ trương được Đảng và Chính phủ đưa ra.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ đơn vị hành chính cấp tỉnh nào sẽ thuộc diện thí điểm sáp nhập nhưng có thể tiêu chí để sáp nhập tỉnh sẽ dựa vào diện tích và dân số.

Căn cứ tiêu chuẩn này, thì hiện tại top 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên gồm tỉnh Bắc Ninh; Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP. Đà Nẵng, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định.

Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước, không đạt tiêu chuẩn gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang, Lạng Sơn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Những tỉnh nào sẽ sáp nhập trong thời gian tới? Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?

Những tỉnh nào sẽ sáp nhập trong thời gian tới? Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu là gì?

Căn cứ tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Lương tối thiểu

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là:

- Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.960.000 đồng/tháng

- Đối với mức lương tối thiểu giờ: 23.800 đồng/giờ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào