Nhìn lại 7 lần tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể ra sao?
Nhìn lại 7 lần tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể ra sao?
Trước năm 2013, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức được tính theo “mức lương tối thiểu chung”, nhưng từ năm 2013 cho đến nay, thì đổi tên gọi thành “mức lương cơ sở”, cụ thể quy định lần lượt tại các văn bản sau đây:
Và kể từ đó, đã có thêm 7 lần tăng lương cơ sở, cụ thể như sau:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở | Căn cứ pháp lý |
01/07/2013 - hết 04/2016 | 1.150.000 đồng/tháng | |
01/05/2016 - hết 06/2017 | 1.210.000 đồng/tháng | |
01/07/2017 - hết 06/2018 | 1.300.000 đồng/tháng | |
01/07/2018 - hết 06/2019 | 1.390.000 đồng/tháng | |
01/07/2019 - hết 06/2023 | 1.490.000 đồng/tháng | |
01/07/2023 - hết 06/2024 | 1.800.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2024 | 2.340.000 đồng/tháng |
Như vậy, lần tăng lương cơ sở mới nhất đã đưa mức lương cơ sở lên mức cao nhất là 2.340.000 đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Nhìn lại 7 lần tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể ra sao?
Lương cơ sở là gì?
Theo các quy định hiện nay về cán bộ, công chức, viên chức, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đã đề cập đến lương cơ sở, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm lương cơ sở.
Nhưng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP ta có thể hiểu lương cơ sở là mức lương để dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và từ mức lương đó thực hiện các chế độ khác nhau theo các quy định của pháp luật.
Mức lương cơ sở được tính là mức lương thấp nhất. Trong đó chưa bao gồm các chế độ như khen thưởng, phụ cấp,…
Mức lương cơ sở có thể đem lại một sự rõ ràng trong chế độ về trả lương, chính xác, minh bạch công khai các khoản lương hơn. Bên cạnh đó chúng ta có thể thể căn cứ vào mức lương cơ sở để:
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở 2.340.000 áp dụng cho đến khi nào?
Về thực hiện chính sách tiền lương, theo Nghị quyết 104/2023/QH15 Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Và theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ tiến hành xây dựng 05 bảng lương mới, trong các yếu tố thiết kế bảng lương mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Ban chấp hành Trung ương Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 có đề cập những nội dung quan trọng sau đây:
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.
Đồng thời, trong 07 nội dung về cải cách tiền lương theo Nghị quyết được đề cập trong Kết luận 83-KL/TW năm 2024 không có quy định về việc xây dựng bảng lương mới hay bãi bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết 27.
Có thể thấy do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan mà không thể tiến hành thực hiện toàn bộ nội dung cải cách của Nghị quyết 27.
Nắm được tình hình đó, Kết luận 83-KL/TW năm 2024 cũng đã đưa ra chỉ đạo:
Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sẽ tiếp tục xem xét đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công sau năm 2026.
Từ đây, nếu tiếp tục thực hiện các nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thì sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở hiện nay và tiến hành xây dựng lại hệ thống bảng lương mới.