Nhảy việc là gì? Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Nhảy việc là gì?
Nhảy việc, hay còn gọi là job hopping, là hành động thay đổi công việc từ một vị trí này sang vị trí khác một cách liên tục và thường xuyên. Đây là một hiện tượng ngày càng phổ biến trong thị trường lao động hiện đại, đặc biệt là trong các ngành công nghệ và sáng tạo, nơi mà cơ hội và yêu cầu kỹ năng thay đổi nhanh chóng.
Nhảy việc có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những rủi ro. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định và đảm bảo rằng việc nhảy việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của mình.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Nhảy việc là gì? Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Nhảy việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Như vậy, nếu nhảy việc mà thỏa được các điều kiện trên thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp nào không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
..
3. Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
...
Theo đó, người lao động được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 02 trường hợp sau:
- Người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Người lao động không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận.