Nhà giáo được quyền thỉnh giảng theo Dự thảo Luật Nhà giáo không?

Nhà giáo được quyền thỉnh giảng theo Dự thảo Luật Nhà giáo không?

Nhà giáo được quyền thỉnh giảng theo Dự thảo Luật Nhà giáo không?

Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.

Căn cứ theo khoản 7 Điều 9 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng nhà giáo như sau:

Quyền của nhà giáo
1. Được hoạt động giảng dạy, giáo dục và đánh giá người học theo chuyên môn đào tạo; tham gia đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật người học theo quy định; được chủ động phân phối thời lượng và sắp xếp nội dung giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.
2. Được lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị, phương tiện giảng dạy và cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.
3. Được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo và bổ nhiệm chức danh nhà giáo theo vị trí việc làm.
4. Được hưởng lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ và các chế độ khác phù hợp với vị trí việc làm, chức danh nhà giáo.
5. Được đánh giá công bằng, khách quan; được tôn vinh, khen thưởng tương xứng với thành tích trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng.
6. Được nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học của cá nhân; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Được tham gia các chương trình trao đổi nhà giáo; hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học và tổ chức liên quan khác.
8. Được tạo điều kiện để làm việc trong môi trường thuận lợi, an toàn; được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể; được đối xử bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp; được thay đổi đơn vị công tác và vị trí việc làm phù hợp với nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của cơ quan quản lý.
9. Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo; chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, phương pháp giáo dục; các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo; được tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
10. Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định.
11. Được bảo đảm việc làm và an sinh khi cơ sở giáo dục ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi về tổ chức.
...

Theo đó, nhà giáo được quyền tham gia hợp đồng thỉnh giảng.

Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ

Nhà giáo được quyền thỉnh giảng theo Dự thảo Luật Nhà giáo không?

Nhà giáo được quyền thỉnh giảng theo Dự thảo Luật Nhà giáo không?

Nhà giáo thỉnh giảng có quyền gì theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quyền của nhà giáo thỉnh giảng
1. Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nhà giáo thỉnh giảng có những quyền sau:

- Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.

- Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.

- Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo được thỉnh giảng tối đa bao nhiêu giờ trong năm học?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hạn mức giờ thỉnh giảng
Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

Theo đó, tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào