Người tập nghề có được hưởng phụ cấp lương hay không?
Người tập nghề có được hưởng phụ cấp lương hay không?
Theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, người tập nghề khi được người sử dụng lao động tuyển dụng thì sẽ không phải trả bất kì khoản phí đào tạo nào, được trả lương, phụ cấp, thưởng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên và sẽ được ký hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tập nghề vẫn được hưởng phụ cấp lương.
Người tập nghề có được hưởng phụ cấp lương hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn tập nghề tối đa là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
...
Như vậy, thời hạn tập nghề tối đa là không quá 03 tháng sau khi hết thời hạn tập nghề doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định.
Lợi dụng danh nghĩa tập nghề để bóc lột sức lao động người tập nghề có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo đó hành vi người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa tập nghề để bóc lột sức lao động của người tập nghề là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.