Người sử dụng lao động lấy tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động thì có trái pháp luật không?
- Giữ tiền của người lao động để làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được không?
- Người sử dụng lao động giữ tiền của người lao động làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động thì bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng không?
Giữ tiền của người lao động để làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được không?
Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo đó, hành vi giữ tiền làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Người sử dụng lao động lấy tiền của người lao động làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động thì có trái pháp luật không?
Người sử dụng lao động giữ tiền của người lao động làm biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
...
Theo quy định nêu trên, nếu người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 20 - 25 triệu đồng.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, theo điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động còn phải trả lại số tiền hoặc tài sản cho người lao động.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Do hành vi giữ tiền của người lao động làm biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện và mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND huyện được phép.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được quyền xử phạt đối với hành vi này.