Người lao động Việt Nam bị tai nạn chết khi làm việc ở nước ngoài thì có cần khai báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không?
- Người lao động Việt Nam bị tai nạn chết khi làm việc ở nước ngoài thì có cần khai báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không?
- Người lao động Việt Nam bị chết khi làm nhiệm vụ do doanh nghiệp giao cho tại nước ngoài thì có được hưởng trợ cấp không?
- Doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc gì để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài?
Người lao động Việt Nam bị tai nạn chết khi làm việc ở nước ngoài thì có cần khai báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
..
2. Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;
b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó khi có vụ tai nạn lao động làm chết người xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người sử dụng lao động phải khai bao nhanh nhất với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.
Phương thức khai báo: Người sử dụng lao động có thể khai báo trực tiếp Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động hoặc khai báo thông qua điện thoại, fax, công điện, thư điện tử.
Thời giạn khai báo là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tin báo tai nạn.
Người lao động Việt Nam bị tai nạn chết khi làm việc ở nước ngoài thì có cần khai báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam bị chết khi làm nhiệm vụ do doanh nghiệp giao cho tại nước ngoài thì có được hưởng trợ cấp không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
3. Việc Điều tra, xác minh đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
...
Theo đó căn cứ theo thời gian và địa điểm mà người lao động Việt Nam bị tai nạn có hợp lý với nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao không.
Nếu xét thấy địa điểm và thời gian hợp lý thì người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao sẽ được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc gì để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài?
Theo khoản 2 Điều 67 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
...
2. Người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của pháp luật nước sở tại và phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động được quy định tại Luật này; trường hợp quy định của nước sở tại về những chế độ này có lợi hơn cho người lao động thì thực hiện theo quy định của nước sở tại;
b) Phối hợp quy định của nước sở tại về những chế độ này có lợi hơn cho người lao động thì thực hiện theo quy định của nước sở tại;
c) Đối với tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của cấp tỉnh ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.
...
Theo đó để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động Việt Nam đi là việc ở nước ngoài doanh nghiệp cần phải:
- Tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của pháp luật nước mà người lao động làm việc.
- Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động.
- Trường hợp quy định của nước mà người lao động làm việc về những chế độ an toàn, vệ sinh lao động có lợi hơn cho người lao động thì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo quy định của nước mà người lao động làm việc.
- Doanh nghiệp cần phối hợp quy định của nước mà người lao động làm việc về những chế độ an toàn, vệ sinh lao động có lợi hơn cho người lao động thì thực hiện theo quy định của nước mà người lao động làm việc.
- Trường hợp có tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của cấp tỉnh ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.