Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì? Câu hỏi của anh D.H (Hà Tĩnh)

Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?

Căn cứ tại Điều 34 Luật Việc làm 2013 quy định:

Quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi đạt yêu cầu về trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
c) Khiếu nại về kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Nộp phí đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm sau:

- Chấp hành nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

- Nộp phí đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?

Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?

Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để làm gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động.
2. Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Theo đó, người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
1. Quyền của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
a) Được tổ chức cho thi thử các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành đã được sử dụng tại các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trước đó theo yêu cầu của người lao động;
b) Được liên kết với các tổ chức khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự;
c) Được thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho người tham dự sử dụng khi thực hiện bài thi với mức giá cả theo cơ chế thị trường;
d) Được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;
b) Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;
c) Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;
d) Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;
đ) Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
e) Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;
g) Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định này cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
h) Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;

- Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;

- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;

- Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;

- Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;

- Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2015/NĐ-CP cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

- Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định 31/2015/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào