Người lao động phải thực hiện việc ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay không?
Người lao động phải thực hiện việc ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện ký quỹ nếu theo quy định của pháp luật.
Người lao động phải thực hiện việc ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay không? (Hình từ Internet)
Quy định về thực hiện ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay như thế nào?
Việc ký quỹ của người lao động theo quy định tại Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
- Việc ký quỹ sẽ dựa trên thỏa thuận của doanh nghiệp dịch vụ và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Việc ký quỹ nhằm bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
- Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.
- Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
+ Trưòng hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra;
+ Nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
- Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, việc quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện ký quỹ theo Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
- Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau:
+ Tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động;
+ Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ;
+ Tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
+ Số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ;
+ Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
+ Hình thức trả lãi tiền ký quỹ;
+ Sử dụng tiền ký quỹ;
+ Rút tiền ký quỹ;
+ Tất toán tài khoản ký quỹ;
+ Trách nhiệm của các bên liên quan;
+ Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.
Mức tiền ký quỹ của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, mức tiền ký quỹ sẽ do người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ và ghi rõ trong hợp đồng.
Ngoài ra, mức tiền ký quỹ không được vượt quá mức trần theo quy định sau: