Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì phải làm như thế nào?

Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì phải làm như thế nào? Tôi hiện đang làm việc theo hợp đồng lao động cho công ty, tuy nhiên tôi cảm thấy công việc không phù hợp và có nguyện vọng muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay lập tức, vậy tôi phải làm như thế nào? - Câu hỏi của anh Nam (TPHCM).

Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì phải làm như thế nào?

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Theo đó, người lao động muốn chấm dứt hợp đồng ngay thì có thể chọn một trong 2 cách:

- Thỏa thuận với người sử dụng lao động về chấm dứt hợp đồng lao động ngay;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thông báo trước một khoảng thời gian nhất định. Nếu không người lao động sẽ bị xem là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Như vậy, nếu người lao động không thể chờ và muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động hoặc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Chấm dứt hợp đồng lao động ngay

Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì phải làm như thế nào?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay sẽ phải chịu trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay sẽ được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay thì phải có nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm như trên đối với người sử dụng lao động.

Người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có cần bắt buộc lập thành văn bản hay không?

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định nào bắt buộc hình thức của thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, để có căn cứ rõ ràng, tài liệu chứng mình việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận bằng văn bản. Việc lập văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng sẽ là bằng chứng đáng tin cậy nhất khi có phát sinh tranh chấp về sau, và cũng nhằm giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Người lao động có thể tham khảo Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động sau. Tải về

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào