Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu một lần?

Cho tôi hỏi người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu một lần? Câu hỏi từ chị B.A.T (Long An).

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người lao động được chọn 01 trong các phương thức đóng sau đây:

- Hằng tháng;

- 03 tháng một lần;

- 06 tháng một lần;

- 12 tháng một lần;

- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu một lần?

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu một lần? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, hiện nay người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Từ ngày 01/01/2022, căn cứ Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất hiện nay là:

22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng.

- Từ ngày 01/07/2023, căn cứ Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng). Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa hiện nay là:

22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/tháng.

Ngoài ra căn cứ theo Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì kể từ ngày 01/01/2018 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.

- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?

Căn cứ Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của toàn bộ thời gian đóng.

Đồng thời thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội còn được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Được đóng BHXH tự nguyện trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đúng không?
Lao động tiền lương
Được bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH tự nguyện một lần được không?
Lao động tiền lương
Cơ sở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội mới là gì?
Lao động tiền lương
Từ 01/7/2025, thời hạn đóng BHXH tự nguyện là khi nào?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH tự nguyện được hưởng bao nhiêu tiền thai sản?
Lao động tiền lương
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 theo phương thức nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động là khi nào?
Lao động tiền lương
Đã đóng trước BHXH tự nguyện nhưng chuyển sang BHXH bắt buộc thì số tiền đã đóng sẽ được xử lý ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
483 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào