Người lao động có được phép rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không?

Cho tôi hỏi người lao động có được phép rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không? Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hằng tháng? Câu hỏi của anh Trung (Kiên Giang).

Người lao động có được phép rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không?

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

...

Theo đó, khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.

Xem thêm:

>>> Khi máy móc tại nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động thì doanh nghiệp phải làm gì?

>>> Đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp online như thế nào?

>>> 02 bảng lương mới từ 1/7/2024 của cán bộ công chức sẽ bị bảo lưu cụ thể ra sao?

Người lao động có được phép rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không?

Người lao động có được phép rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì trong công tác đảm bảo an toàn lao động?

Tại khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hằng tháng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
...

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
...

Như vậy, việc người lao động bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hằng tháng sẽ phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động của người đó.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%: hưởng trợ cấp một lần.

- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên: hưởng trợ cấp hằng tháng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào