Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không?

Có được nhờ người khác nhận lương hưu không? Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không?

Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không?

Theo Điều 3 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thì cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ các trường hợp sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Người hưởng lương hưu;

- Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

- Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Vậy người hưởng lương hưu không thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không?

Người hưởng lương hưu có thể là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không? (Hình từ Internet)

Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đề nghị hưởng lương hưu cần nộp những giấy tờ gì?

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản chính hoặc bản sao văn bản xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc văn bản chấm dứt làm việc hoặc văn bản đề nghị của đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này.
...

Theo đó người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đề nghị hưởng lương hưu cần nộp những giấy tờ sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Bản chính hoặc bản sao văn bản xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc văn bản chấm dứt làm việc hoặc văn bản đề nghị của đối tượng:

+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

+ Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

+ Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

+ Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.

- Trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngoài hồ sơ quy định nêu trên thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng có thể hiện kết luận của Hội đồng giám định y khoa ghi rõ tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.

- Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngoài hồ sơ nêu trên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Có được nhờ người khác nhận lương hưu không?

Theo Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
...
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện;
b) Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật này;
c) Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
d) Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật này thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;
...

Theo đó người hưởng lương hưu có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu.

Văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào