Liên Hợp Quốc (UN) là gì? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ khi nào? Gia nhập Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích gì cho người lao động Việt Nam?
Liên Hợp Quốc (UN) là gì? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ khi nào?
- Liên Hợp Quốc (viết tắt là UN hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung.
- Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945, sau Thế chiến II, để ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho Hội quốc liên, một tổ chức trước đó không hoạt động hiệu quả.
- Liên Hợp Quốc có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án công lý quốc tế và Ban thư ký. Liên hợp quốc cũng có nhiều cơ quan phụ thuộc như Nhóm ngân hàng thế giới, Tổ chức y tế thế giới, Chương trình lương thực thế giới, UNESCO và UNICEF.
- Hiện nay, Liên Hợp Quốc có 193 thành viên và hai quan sát viên. Để trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, một quốc gia phải thỏa mãn các tiêu chí về yêu chuộng hòa bình, đồng ý các nghĩa vụ trong Hiến chương và có khả năng gánh vác các trách nhiệm này. Ngoài ra, việc kết nạp phải được thông qua bởi Hội đồng bảo an và Đại hội đồng.
- Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc từ ngày 20/9/1977. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của tổ chức này trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ nhân quyền và môi trường...
Liên Hợp Quốc (UN) là gì? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ khi nào? Gia nhập Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích gì cho người lao động Việt Nam? (Hình từ Internet)
Gia nhập Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích gì cho người lao động Việt Nam?
Gia nhập UN hay Liên Hợp quốc (LHQ) là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và thể hiện sự cam kết của Việt Nam với các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức này. Gia nhập UN cũng mang lại nhiều lợi ích cho người lao động Việt Nam, trong đó có:
- Hưởng lợi từ sự hợp tác và hỗ trợ của Liên Hợp quốc và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và môi trường lao động, nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động
- Có cơ hội tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhân đạo và phát triển của Liên Hợp quốc tại các quốc gia khác, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Có cơ hội tiếp cận với các thị trường lao động mới, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như sau:
- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước khác thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.
Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.