Kiểm dịch viên động vật cần có bằng cấp, chứng chỉ gì?
Kiểm dịch viên động vật có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của kiểm dịch viên động vật, cụ thể như sau:
Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)
...
2. Nhiệm vụ
a) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
b) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
c) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các khâu kỹ thuật của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và chịu trách nhiệm về những kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
d) Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật;
đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật theo luật định;
e) Tuyên truyền và hướng dẫn thi hành pháp luật thú y của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chủ hàng;
g) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
h) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
i) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Theo đó kiểm dịch viên động vật có 09 nhiệm vụ được nêu như trên.
Kiểm dịch viên động vật cần có bằng cấp, chứng chỉ gì? (Hình từ Internet)
Kiểm dịch viên động vật cần có bằng cấp, chứng chỉ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch kiểm dịch viên động vật như sau:
Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo đó để được làm kiểm dịch viên động vật cần đáp ứng tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ như sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật;
- Trình độ ngoại ngữ bậc 2.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Ngạch kiểm dịch viên động vật có hệ số lương là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên tàu kiểm ngư quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
...
Theo đó ngạch kiểm dịch viên động vật được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.