Không còn là công chức cấp xã, Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì?

Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì khi không còn là công chức cấp xã?

Không còn là công chức cấp xã, Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì?

Nghị định 33/2023/NĐ-CP đã loại bỏ Trưởng Công an xã ra khỏi nhóm chức danh công chức cấp xã, vậy khi không còn là công chức cấp xã, Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định đối với cấp xã thì cán bộ là người được bầu giữ những chức vụ sau đây theo nhiệm kỳ:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam)

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Như vậy có thể thấy, Trưởng công an xã không phải là cán bộ.

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì viên chức là người được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc. Như vậy, Trưởng Công an xã cũng không phải viên chức.

Trong khi đó, theo Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân.

Như vậy Trưởng Công an xã không phải là cán bộ, công chức hay viên chức mà là sĩ quan Công an nhân dân.

Không còn là công chức cấp xã, Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì?

Không còn là công chức cấp xã, Trưởng Công an xã sẽ được gọi là gì? (Hình từ Internet)

Chức danh công chức cấp xã gồm những chức danh nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.

Như vậy, hiện nay công chức cấp xã gồm những chức danh sau:

- Chức danh chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;

- Chức danh Công chức Văn phòng - thống kê;

- Các chức danh về Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

- Công chức Tài chính - kế toán;

- Công chức Tư pháp - hộ tịch;

- Ngoài ra còn có chức danh công chức Văn hóa - xã hội.

Tuyển dụng công chức cấp xã được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về việc tuyển dụng công chức cấp xã như sau:

Tuyển dụng công chức cấp xã
Việc tuyển dụng công chức cấp xã được áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, gồm:
1. Căn cứ tuyển dụng công chức cấp xã.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.
Riêng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo quy định tại khoản này còn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã.
Riêng Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
4. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã.
5. Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức cấp xã.
Riêng người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định của Chính phủ về kiểm định chất lượng đầu vào công chức mà tham gia thi tuyển công chức cấp xã thì không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
6. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã.
7. Đối tượng xét tuyển công chức cấp xã.
Riêng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện việc xét tuyển đối với người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Nghị định này và thực hiện việc bổ nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
8. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức cấp xã.
9. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp xã.
10. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.
11. Trình tự tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã.
12. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức cấp xã.
13. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã.
14. Quyết định tuyển dụng và nhận việc đối với công chức cấp xã.
15. Tập sự đối với công chức cấp xã.
a) Riêng thời gian tập sự của công chức cấp xã được thực hiện như sau: 12 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học trở lên; 06 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo dưới đại học. Không thực hiện chế độ tập sự đối với chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
b) Người được tuyển dụng giữ chức danh công chức cấp xã hoàn thành chế độ tập sự theo quy định tại khoản này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương đối với công chức được tuyển dụng.

Theo đó việc tuyển dụng công chức cấp xã được áp dụng thực hiện với 15 nội dung, bao gồm:

- Căn cứ tuyển dụng công chức cấp xã.

- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.

- Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã.

- Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã.

- Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức cấp xã.

- Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã.

- Đối tượng xét tuyển công chức cấp xã.

-. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức cấp xã.

- Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp xã.

- Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.

- Trình tự tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã.

- Thông báo kết quả tuyển dụng công chức cấp xã.

- Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã.

- Quyết định tuyển dụng và nhận việc đối với công chức cấp xã.

- Tập sự đối với công chức cấp xã.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào