Cách tính lương giáo viên các cấp và định mức tiết dạy trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Định mức tiết dạy của giáo viên trong năm học 2023 - 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy, cụ thể như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, định mức tiết dạy của mỗi giáo viên trong năm học mới 2023 - 2023 dựa theo định mức trên tuần cụ thể như sau:
- Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần
- Giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần
- Giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần
Định mức tiết dạy của giáo viên trong năm học 2023 - 2024 là bao nhiêu?
Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn có được giảm tiết học trong năm học mới 2023 - 2024 không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần
Như vậy, giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn trong năm học mới 2023 - 2024 sẽ được giảm tiết dạy theo quy định nêu trên.
Hướng dẫn cách tính lương của giáo viên các cấp trong năm học 2023 - 2023 như thế nào?
Cách tính lương giáo viên mầm non
Căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định trên, hệ số lương của giáo viên mần non được xác định như sau:
- Giáo viên mầm non hạng 1: 4,0 đến 6,38;
- Giáo viên mầm non hạng 2: 2,34 đến 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng 3: 2,10 đến 4,89.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên mầm non được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên mầm non cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên mầm non sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Lưu ý: Công thức tính lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp
Cách tính lương giáo viên tiểu học
Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương của các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hệ số lương của giáo viên tiểu học được xác định như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3 có hệ số lương hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Giáo viên tiểu học hạng 2 có hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Giáo viên tiểu học hạng 1 có hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên tiểu học được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên tiểu học cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên tiểu học sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên tiểu học = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Cách tính lương giáo viên THCS
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Theo đó hiện nay chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở phân thành 3 hạng 1,2,3.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
...
Như vậy, hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở theo từng chức danh như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên THCS được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THCS cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THCS sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên THCS = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Cách tính lương giáo viên THPT
Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13
Theo đó hiện nay chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông phân thành 3 hạng 1,2,3.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...
Như vậy, hệ số lương của giáo viên THPT theo từng chức danh như sau:
- Giáo viên THPT hạng 3: từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98
- Giáo viên THPT hạng 2: từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên THPT hạng 1: từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên THCS được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên THPT cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên THPT sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên THPT = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm