Hình thái kinh tế xã hội là gì? Kinh tế ảnh hưởng tới việc tăng giảm mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
Hình thái kinh tế xã hội là gì?
Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và có một kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại, thống nhất với nhau.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong lịch sử loài người sẽ xuất hiện lần lượt các hình thái kinh tế xã hội như sau:
5 hình thái kinh tế xã hội:
(1) Hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ (công xã nguyên thuỷ)
(2) Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô bao gồm chủ nô và nông nô)
(3) Hình thái kinh tế xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến gồm địa chủ và nông dân)
(4) Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản gồm tri thức và tiểu tư sản)
(5) Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
Các hình thái kinh tế xã hội này thể hiện cho từng kiểu xã hội khác nhau qua từng thời kỳ và được phát triển từ thấp đến cao. Mỗi đất nước sẽ đi lần lượt từng kiểu hình thái kinh tế xã hội từ nguyên thuỷ đến hình thái cao nhất là cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên Việt Nam là một nước điển hình bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ lên hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Bởi lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã nhìn ra hướng đi đúng đắn của cộng sản chủ nghĩa và bỏ qua tư bản chủ nghĩa.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Hình thái kinh tế xã hội là gì? Kinh tế ảnh hưởng tới việc tăng giảm mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
Kinh tế ảnh hưởng tới việc tăng giảm mức lương tối thiểu của người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Qua đó có thể thấy nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là bao nhiêu?
Ngày 10/07/2024, Nghị quyết 108/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được ban hành. Trong đó có nội dung về tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024.
Theo Mục I Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 quy định thì thời gian tới, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2024 và các Nghị quyết Phiên họp của Chính phủ, các chỉ đạo thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức cận trên từ 6,5 - 7%, lạm phát dưới 4,5% và thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH của năm 2024, tạo nền tảng thuận lợi và giữ đà, giữ nhịp phát triển cho năm 2025; trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả 10 nội dung trọng tâm sau:
(1) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
(2) Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia
(3) Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các công trình, dự án quan trọng quốc gia
(4) Chú trọng thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
(5) Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số quốc gia
(6) Chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân
(7) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại; quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
(8) Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội
(9) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ
(10) Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương: Từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam ở mức cận trên từ 6,5 - 7%.